Hãy viết bài văn biểu cảm từ dàn bài sau: Cảm nghĩ của em về bài thơ ''Nam quốc sơn hà''
a.Mở bài
-Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Bài thơ được mệnh danh là bài thơ thần.
-Lí Thường Kiệt viết để động viên tướng sĩ quyết chiến, quyết thắng giặc Tống.
b.Thân bài
-Hai câu đầu:
+Tuyên bố chủ quyền của Đại Việt.
+Khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, nước có chủ quyền do Nam đế tự trị.
+Hai chữ ''Nam đế'' biểu hiện niềm tự hào, tự tôn của dân tộc.
+ Hai chữ ''Thiên thư'' biểu thị niềm tin thiêng liêng về sông núi nước Nam chủ quyền bất khả xâm phạm điều đó được sách trời ghi.
-Câu ba:
+Là câu hỏi cũng là lời kết tội lũ giặc xâm lược
+Giọng thơ vừa căm thù, vừa khinh bỉ một lời nói hàm xúc đanh thép.
-Câu cuối:
+Sáng ngời một niềm tin với sức mạnh chính nghĩa, tinh thần quyết chiến giặc sẽ bị thất bại.
+Ba chữ ''Thủ bại hư'' đặt cuối bài làm giọng thơ vang lên mạnh mẽ.
c.Kết bài:
+Bài thơ là khúc tráng ca anh hùng cho thấy tài thao lược của Lí Thường Kiệt.
+Mang ý nghĩ lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt.
+Tình cảm yêu nước, niềm tự hào đân tộc thấm sâu mỗi tâm hồn của chúng ta.
Năm 1077, vua nhà Tống sai tướng Quách Quỳ đem đại binh sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến Sông Cầu – Như Nguyệt để chống giặc. Trong cuộc chiến đấu dữ dội và ác liệt ấy, Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ và động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống xâm lược. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, được mệnh danh là bài thơ thần. Giọng thơ danh thép hùng hồn. Đây là bài thơ dịch:
“Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định tan vỡ!”
Bài thơ đã khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt, căm thù lên án hành động xâm lược của giặc Tống, thể hiện tinh thần quyết thắng của quân và dân ta.
Hai câu thơ đầu tuyên bố vế chủ quyền của Đại Việt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”.
Tác giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, bờ cõi của ta, một nước có chủ quyền do Nam đế trị vì. Phương Bắc có Bắc đế thì phương Nam cũng có Nam đế. Hai chữ Nam đế biểu hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nam đế tượng trưng cho quyền lực và quyền lợi của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ lâu đời, một quốc gia có nền độc lập bền vững. Đó là sự thật lịch sử hiển nhiên. Không những thế, cương giới của Đại Việt, lãnh thổ, biên cương của Đại Việt đã được ghi rành rành trên sách Trời. Hai chữ “thiên thư”(sách Trời) biểu thị một niềm tin thiêng liêng về lúi sông nước Nam, về chủ quyền bất khả xâm phạm của Đại Việt:
“Núi sông Nam Việt Vua Nam ở
Vầng vặc sách trời chia xứ sở”
Câu thơ thứ ba căm thù lên án giặc Tống xâm lược:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?”
(Giặc dữ cớ sao phạm đây?)
Hai chữ “cớ sao” (như hà) là tiếng để hỏi, cũng là kết tội Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta, giết người, cướp của, âm mưu biến Đại Việt thành quận huyện của Thiên triều. Hành động ăn cướp của lũ giặc dữ man rợ là phi nghĩa, là làm trái Trời . Giọng thơ vừa căm thù vừa khinh bỉ. Một lối nói hàm súc đanh thép.
Câu cuối bài thơ sáng ngời một niềm tin. Quân giặc phi nghĩa nhất định thất bại nhục nhã. Quân và dân ta có sức mạnh chính nghĩa, có tinh thần quyết chiến bảo vệ sông núi nước Nam nhất định chiến thắng:
“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Ba chữ “thủ bại hư” (chuốc lấy thất bại) đặt cuối bài thơ đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đanh thép và hùng hồn. Chiến thắng sông Cầu – Như Nguyệt năm 1076 là sự minh chứng hùng hồn câu kết bài thơ quốc sơn hà “. Quách Quỳ và lũ tướng tá Thiên triều phải tháo chạy, hàng vạn giặc phơi xác trên chiến trường. Sồng Cầu – Như Nguyệt đã đi vào lịch sử dân tộc bằng chiến công chói lọi.
“Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca anh hùng. Nó cho thấy tài thao lược của Lý Thường Kiệt dã dùng thơ “Thần” để đánh giặc, quốc sơn mang ý nghĩa lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt. Tình cảm yêu nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn bao thế hệ con người Việt Nam chúng ta.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tông do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ ba (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không có gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt Nam bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Bài thơ Sông núi nước Namthể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước ta nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế)cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có bờ cõi riêng.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ởcâu trên càng tăng thêm giá trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?(Giặc dữ cớ sao phạm đên đây?) là câu hỏi đốivới binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp nước ngỗ ngược, ngang tàng.
Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thư tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc dữ, là nghịch lỗthì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặp trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao độ.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hưcó nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm 'phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ thầnra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Namcủa Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dần tộc Việt Nam.