Hãy viết bài văn biểu cảm cho các đề bài sau :
Đề 1: Cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
''Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !''
a.Mở bài
- Giới thiệu bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình, khái quất nội dung cơ bản của bài ca dao.
b.Thân bài
- Câu đầu: Công cha nghĩa mẹ được so sánh với núi ngất trời, nước ngoài biển Đông, tạo hai hình ảnh vừa cụ thể vừa hình tượng để ca ngợi công cha nghĩa mẹ với tất cả tình yêu sâu nặng.
-Câu hai: Nhắc chúng ta mỗi khi nhìn lên núi cao trời rộng, nhìn ra biển Đông hãy suy nghẫm về công cha nghĩa mẹ .
-Câu ba: Một lần nữa nhấn mạnh qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
-Câu bốn: Tác giả dân gian đã sử dụng cụm từ Hán Việt ''Cù lao chín chữ'' đầy vất vả, khó nhọc nhiều bề. Vì vậy con cái phải ghi lòng tạc dạ, biết hiếu thảo với cha mẹ.
-Hai tiếng '' Con ơi'' là dấu ''!'', là tiếng gọi thân thương, thấm thía, lắng sâu vào lòng người đọc.
c.Kết bài
-Bài ca dao là bài học về đạo đức làm con vô cùng sâu xa, quý báu trong cuộc đời mỗi con người.
Đề 2: Trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
''Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô...''
a.Mở bài
-Giới thiệu bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu, quê hương, đất nước con người.
-Niềm tự hào của người dân xứ Huế khi nói về quê hương mình.
b.Thân bài
Cả bài ca dao nói về cảnh đẹp xứ Huế.
-Câu một:Nói về con đường dài từ Bắc vào Trung. Hai chữ ''quanh quanh'' gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu.
-Câu hai:Nêu ấn tượng khái niệm về cảnh sắc thiên nhiên trên đường vào xứ Huế.''Non xanh nước biếc'' vừa là thành ngữ, vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu xanh bất tạn của non, có màu biếc mê hồn của nước. Đó là cảnh tượng hùng vĩ, trữ tình. Non xanh nước biếc được so sánh như tranh họa đồ gợi trong lòng niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương, đất nước sinh đẹp đáng yêu.
-Câu cuối: Là lời chào chân tình, một tiếng lòng vẫy gọi vô xứ Huế là đến với một miền quê xinh đẹp đáng yêu.
c.Kết bài
-Khái quát lại nội dung chính, nêu cảm xúc về bài ca dao.
Đề 2:
Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”
Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ. Không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.
Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huê”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…
Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu !
(Nguyễn Du)
“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
(Ca dao)
Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huê”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.
Câu cuối là lời chào mời chân tinh, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô“… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:
… “Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin chân dừng xứ Nghệ.
Nghe câu hò ví giặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thủa vui sầu”
(“Gởi bạn người Nghệ Tĩnh”)
Bài ca dao “Đường Vớ xứ Huế quanh quanh" đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Ba chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ – vổ – vô“, gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.
Đề 1:
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.
Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.