Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa Thiên Cốt

hãy tưởng tượng mình là người chứng kiến cảnh bé hồng gặp lại mẹ ( trích Trong lòng mẹ) , em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xuc động đó

 

Kieu Anh
25 tháng 12 2016 lúc 16:41

MB: mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội khi tham gia giao thông để tránh các va chạm mạnh. với nghĩa này, ở việt nam người ta thường gọi bóng gió là nồi cơm điện. tuy nhiên theo nghĩa khác rộng hơn thì mũ bảo hiểm còn là mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao( bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết...) hay các mũ bảo hộ lao động ( xây dựng, khai mỏ...)

TB:

- theo truyền thống mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE, nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được thay thế bằng sợi cac bon vì độ bền cao và nhẹ hơn nhựa. sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. tại việt nam từ ngày 15/12/2007 bắt đầu đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, xe máy trên mọi tuyến đường.

- cấu tạo: lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. lớp lót trong làm bằng xốp, bảo vệ đầu khi va chạm, quai cài có miếng giữ cằm để cố định mũ. một số mũ có kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.

có nhiều kiểu dáng. màu sắc phong phú, in hình ngộ nghĩnh, hoa văn, họa tiết phù hợp với mọi loại tuổi, giúp khách hàng dễ lựa chọn được loại mũ mk thích.

trên mũ in logo nhà sản xuất, tem chống giả, tiêu chuẩn và những điều cần lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm

- tác dụng: giảm va dộng và hấp thụ chấn động khi bị va đập. giarm nguy cơ gây chấn thương sọ não.

- phân loại: nón bảo hiêm ở nước ta gồm 3 loại chính như sau:

+ nón bảo hiểm che cả hàm: giúp bảo vệ toàn bộ cả đầu. có ưu điểm là giúp cho người dùng không bị ướt khi lúc trời mưa. có nhược diểm là cồng kềnh, giá thành khá cao, hơi bất tiện khi sử dụng

+nón bảo hiểm che đầu và tai: có độ bảo vệ gần như loại che cả hàm nhưng có khuyết điểm rất lớn là khi ngã về phía trước thì trở nên vô tác dụng

+ nón bảo hiển loại nửa đầu: chỉ bảo vệ được phần đầu. có ưu điểm là giá thành không quá cao, khá nhẹ so với các loại mũ nêu trên. cũng có loại nón che đầu và tai nhưng nếu bị ngã về phía trước thì không phát huy được tác dụng.

- tiêu chuẩn cho mũ bảo hiểm tại việt nam: khi đi mua mũ bảo hiểm, bn cần lưu ý:

+ kiểm tra thông tin chi tiết được in trên nhãn và bao bì với đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ. mũ bảo hiểm do việt nam sản xuất nhất định phải có tem chống giả vs tem tiêu chuẩn: người lớn TCVN 5756-2001 và tiêu chuẩn trẻ em là TCVN 6979: 2001

mũ bảo hiểm nhập khẩu cũng cần đc ktra chất lượng và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn việt nam 5756-2001. khi đã đc chứng nhận mũ bảo hiểm cũng phải được in hoặc gián tem chứng nhận, logo của tổ chức chứng nhận được chỉ định trước khi nhập khẩu vào việt nam

- những điều cần biết để chọn cỡ mũ thích hợp:

+ một chiếc mũ bảo hiểm đúng cỡ phải là một chiếc mũ ôm sát lấy đầu, nhưng không đc gây nên cảm giác chói chặt- nghĩa là không tạo nên những điểm nóng, không đc có những điểm bị nén chặt hơn nhiều so vs những điểm còn lại.

+ mỗi chiếc mũ bảo hiểm khác nhau lại có hình dáng khác nhau, vì vậy bn nên thử mũ của các hãng khác nhau để tìm loại thích hợp nhất

+ đội mũ và thắt dây ( dây phải buộc chặt, căn khe hở giữa dây và dưới cằm bằng cách mốc hai ngón tay vào là xong. dùng cả hai tay để xoay mũ theo chiều từ trên xuống dưới và từ tai sang vai. một chiếc mũ vừa vặn sẽ làm cho da chuyển động theo, hoàn toàn không thể kéo tuột mũ ra khỏi đầu được

KB: khẳng định lại công dụng của mũ bảo hiểm và tầm quan trọng của nó.

liên hệ tương lai mũ bảo hiểm vẫn là một vật bảo vệ hữu ích cho người tham gia giao thông.

 

Phạm Bình Minh
30 tháng 12 2017 lúc 9:56

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?