Bài 9+10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Nguyễn Trọng Nghĩa

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực ?

Hồ Anh Thư
22 tháng 5 2016 lúc 21:26

* Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

-Từ tháng XI đến tháng IV;

-Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibir;

-Hướng gió Đông Bắc;

-Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

-Đặc điểm:

+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu  thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

-Từ tháng V đến tháng X:-Hướng gió Tây Nam

+Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

* Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

-Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

-Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

-Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thư Anh
Xem chi tiết
Rin
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
nguyễn phương anh
Xem chi tiết
Phú Nguyễn
Xem chi tiết
Uyen Phuong
Xem chi tiết
nguyễn phương anh
Xem chi tiết
Phương Đức
Xem chi tiết