Nếu chỉ sử dụng những hóa chất trên thì một số tính chất cơ bản của H2SO4 loãng sẽ bỏ qua. VD: tác dụng với kim loại đứng trước H tạo muối và hidro ; làm đỏ quỳ tím.
a) H2SO4 loãng đầy đủ tính chất của một axit :
-Tác dụng với dd bazo tạo thành muối và nước:
PTHH: H2SO4 +2NaOH ----> Na2SO4 +2H2O
-Tác dụng với oxit bazo tạo muối và nước:
PTHH: H2SO4 + MgO -----> MgSO4 +H2O
-Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới:
PTHH : H2SO4 + CuCO3 ----> CuSO4 + CO2 +H2O
b) H2SO4 đặc không chỉ có đầy đủ tính chất của một axit mạnh mà còn có tính oxi hóa mạnh:
- Tác dụng với kim loại: H2SO4 đặc (đặc biệt là đặc,nóng) phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối trong đó kim loại có hóa trị cao nhất+ H2O + SO2 (S, H2S).
PTHH: 2H2SO4 đặc nóng + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O-
-Tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2
S + 2H2SO4đặc nóng → 3SO2 + 2H2O
C + 2H2SO4đặc nóng → CO2 + 2H2O + 2SO2
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác
2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Đặc biệt H2SO4 đặc có tính háo nước rất mạnh,có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ:
PTHH: H2SO4đ + C12H22O11 ------> 6C + 6H2O
C + 2H2SO4 đặc - - > CO2↑ + 2H2O + 2SO2↑
Chính vì tính háo nước mạnh của H2SO4 đặc nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại vì có thể gây bỏng.