Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai bùi

hãy so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật chị dậu và lão hạc qua hai đoạn trích tức nước vỡ bờ và lão hạc

Bảo Tiên
2 tháng 1 2017 lúc 21:15

Giống: Họ đều nghèo khổ, đáng thương, rơi vào hoàn cảnh bế tắc, thê thảm. Nhưng họ có những vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao quý và giàu lòng yêu thương, lòng tự trọng.

Còn cái khác thì bạn phân tích rõ hơn về hoàn cảnh và phẩm chất riêng của từng nhân vật . Mjk sẽ nêu vd về hoàn cảnh, còn phẩm chất thì bạn tự làm nha:

+chị Dậu: vụ thuế đag trog thời điểm gay gắt nhất, gđ cj Dậu chưa có tiền nộp sưu, ck bị đánh đập, con nhỏ, nheo nhóc.

+lão Hạc thì nghèo túng, ốm đau, bệnh tật

_silverlining
2 tháng 1 2017 lúc 21:54


Chế độ phong kiến, những người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề và họ phải chịu đựng những thứ thuế vô lí.
Nhân vật Lão Hạc, chị Dậu chính là hiện thân của những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Hoàn cảnh tột cùng thống khổ ấy được các nhà Văn Nam Cao, Ngô Tất Tố tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua hai văn bản 'Lão Hạc' và 'Tức nước vỡ bờ'.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tê của Nam Cao là một con người nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo lắm, nghèo xơ nghèo xác. Ba sao vườn, một túp lều, một con chó Vàng, ... đó là tài sản suy nhất còn lại của lão. Vợ chết đã lâu, lão Hạc phải chịu cản gà trống nuôi con.
Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ ' Lão thương con lắm' . Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày theemchoongf chất. Thương thay cho số phận nghèo khổ ấy!
Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó Vàng. Lão bị một trận ốm kéo dài suốt mấy tháng. không một người thân bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tiếp theo một trận bão to cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làm mất nghề sợi, đàn bà con gái trong làng tranh nhau giành hết mọi iệc. Lão à cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Điều ấy trở thành bi kịch cho đời lão.
Tình cảnh thật đáng thương biết bao! Vì quá thiếu thốn lão dứt tâm đành bán con chó àng - vật tri kỉ của người con trai để lại. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó 'các nếp nhăn xe lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc'. Đói khổ quả nhưng lão vẫn giữ trọ vẹn ba sào vườn cho con 'mảnh vườn là của con ta, của mẹ nó tậu thì nó hưởng'. Đói khổ, bần cùng, cô đơn ngày một thêm nặng nề, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc rau má.
Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch 'rồi lão quyết định ăn bả chó để tự tử. Cái chết của lòng tự trọng, chết để tạ tội với cậu Vàng. Xót xa thay, cay đắng thay cho số phận của con người đơn hậu, hiền lành này.
Cũng giống như nhân vật lão Hạc, hình ảnh chị Dậu trong văn bản 'tắt đèn' của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động nhưng bị áp bức bóc lột dã man của bọn phong kiến.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình lên đến bậc nhất nhì trong hạng gia đình nghèo. Con cái thì nheo nhóc, đói rách. Vì tội thiếu suất sưu của người em họ đã chiết từ năm ngoái, chồng chị bị bọn háo lí cùm kẹp, đánh đập dã man giữa sân đình. Chị đã rất bật chạy vạy ngược xuôi để vay mượn nhưng rồi lại về không.
Như kẻ cùng đường chị Dậu đau khổ, tai họa chồng chất đè lên người đàn bà tội nghiệp. Mặc dù vậy nhưng trong chị vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chị quạt cho nguội, rón rén mang đến cho chồng hỏi xem chông ăn có ngon không. Sức sống mãnh liệt và tình yêu thương chồng sâu sắc thể hiện qua việc chị đối phó với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cảm nhận về cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ và lí trưởng
Sau khi nhiều lần van xin khẩn khoản không được, chị thay đổi cách xưng hô và lắng tên người nhà lí trưởng ngã ngào ra thềm. Chị dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn thống trị đã cướp đi quyền sống làm người của họ.
Những người nông dân như lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân lương thiện, lam luc làm ăn nhưng đều phải chịu cảnh đời cơ cực, cùng quẫn, cái nghèo đeo bám họ, chịu sự bất công bởi họ sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Những cảnh đời, số phận ấy khiến ta hiểu hơn về nông thông Việt nam, con người Việt Nam xưa, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống. Cả những vẻ trong sáng cao đẹp của tâm hồn, lương tri con người.

nguyễn thị ngọc diễm
13 tháng 1 2017 lúc 5:32

* Giống nhau:
-Cùng sống trong xã hội phong kiến. Nơi mà chỉ cẫn có tiền là có thể đè đầu cưỡi cổ + dẫm đạp nên dầu người khác. Nơi mà người nghèo luôn ''chiếm'' ưu thế phần thiệt thòi về mình. Nơi mà gặp ''quan'' luôn phải:'' Lạy ông, lạy bà....'''
-Họ đều là những người địa diện cho tầng lớp ''dân đen'', nghèo khổ không có quyền hành gì trong bộ máy ''cai trị'' nhà nứoc...
- Họ đều là những con ngừoi sống hết mình dù ngừoi thân, họ chịu + chấp nhận hi sinh những cái mà họ coi là ''tri kỷ'' + '' ruột thịt''...
- Tuy vậy họ luôn luôn được sống trong sự đùm bọc, chia sẻ... của ''những người khốn khổ'' xung quanh họ.... ---> Chi tiết này tôi thấy ít người để ý, nó thể hiện tinh thần ''con Rồng, cháu Tiên'' của nhân dân ta...


** Khác nhau:
-Cái này tôi thấy nếu về giá trị nhân văn thì thực sự không khác nhau là mấy. Vì họ cùng sống trong 1 chế độ, 1 hoàn cảnh gần giống nhau. Có khác chỉ khác về hình thức cộng với cách mô tả, diễn đạt nhân vật của tác giả mà thôi. Bởi như đã nói ở trên họ luôn chấp nhận tất cả, sống ''hết mình'' vì người thân....


Các câu hỏi tương tự
Mai Hoàng
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Duy Dư
Xem chi tiết
Mai Anh Đào
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Lmao Lmao
Xem chi tiết