Văn mẫu lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Nga Đào Nữ

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:

"Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cầ cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng ột ình bóng râm

(_Tre Việt Nam_Nguyễn Duy_)

Tóc Em Rối Rồi Kìa
20 tháng 1 2018 lúc 21:14

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Ngọc Lê
20 tháng 1 2018 lúc 21:18

Rễ siêng / không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ / bấy nhiêu cần cù.

Vươn mình trong gió / tre đu

Cây kham khổ / vẫn hát ru lá cành.

Không biết đây là lời của tác giả hay chính là lời của tre. Có thể là những suy tư của tác giả về sức tre mãnh liệt, cũng có thể là lời tâm tình của tre. Câu thơ lục bát ở khổ thơ trên theo nhịp 2/2, đến khổ thơ này đổi thành nhịp 3/3 (Có gì đâu... hoá nhiều). Nhịp điệu có vẻ như gấp gáp cùng với việc lặp lại: Có gì đâu, có gì đâu thể hiện phần nào đức tính khiêm nhường và lạc quan của tre. Người ta không thể biết là tre có bao nhiêu rễ thì cũng không thể biết sự cần cù của tre cao đến mức nào. Không chỉ có tre được nhân hóa mà cả rễ – một bộ phận của tre – cũng được nhân hoá: Rễ siêng không ngại đất nghèo.

Hai câu cuối của khổ thơ là một hình ảnh đẹp, khái quát lại một phẩm chất của tre, cũng là của con người Việt Nam: vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên (Vươn mình... lá cành). Tre phải chống chọi lại những cơn gió lớn. Thân cây có thể oằn lại, nhưng tre vẫn sẵn sàng chịu đựng để cho lá cành có thể đùa vui cùng gió.

Trong một đất nước ở vùng nhiệt đới nắng nhiều, tre còn là biểu tượng của sức sống hiên ngang thần kỳ:

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Người đọc nhận ra ngay mình, ra vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cộng đồng làng quê mình.

Khổ thơ tiếp theo là khổ dài nhất, gần mười bốn câu nói đến những phẩm cách quý báu khác của tre: Tre biết yêu thương, đùm bọc, tre biết truyền cho con cháu “cái gốc” để con cháu noi theo, tre biết chịu đựng mọi gian khổ, dám hy sinh tất cả cho đời sau. Kết quả là lớp măng non đã tiếp thu được truyền thống bất khuất của cha ông.

Nanami-Michiru
21 tháng 1 2018 lúc 8:07

Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi và rễ luôn bám sâu chắc vào đất để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho mình, và vẫn luôn xanh tốt.Tre vươn mình đu đưa trong ngọn gió ,cứ như thế tre luôn vươn mình trên nền trời xanh mướt, tạo một màu sắc bình yên vốn có của đất nước ta.

Qua những hình ảnh ấy thì tác giả muốn nói tới hình ảnh,phẩm chất của con người Việt Nam ,đó là hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu khuất phục,không chịu cúi đầu mà vẫn ngay thẳng lo cho cuộc sống. Sự cần cù đó đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.



Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
Dii thánh thiện
Xem chi tiết
phan duc manh
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Ngọc
Xem chi tiết
☆Ngânn♡
Xem chi tiết
thảo
Xem chi tiết
Diễm Quỳnh :)
Xem chi tiết
risa
Xem chi tiết
Trần Hoài Nam
Xem chi tiết