Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thị Mai Trang

Hãy phân loại trang ngữ

Phan Thùy Linh
2 tháng 8 2016 lúc 20:19

 Các loại trạng ngữ:
a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo.
b) Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động.
c) Trạng nhữ chỉ nguyên nhân:
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sựviệc hoặc tình trạng nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
d) Trạng ngữ chỉ mục đích:
- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sựviệc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vìcái gì ? …
Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.
e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cáchthức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 8 2016 lúc 16:37

TRẠNG NGỮ

CÂU GHÉP

3.1.TrN chỉ thời gian:

-Mọi ngày bây giờ tôi đã cày được ba sào ruộng rồi.(Ngô Tất Tố)

-Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính của y.(Nam Cao)

 

3.2.TrN chỉ không gian (nơi chốn):

-Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. (Lưu Quang Vũ)

-Từ làng, Thủy đi tắt qua cánh đồng để ra bến tàu điện.

-Trên mặt phiến đá cẩm thạchsáng loáng hàng chữ thiếp vàng…(Báo Nhân Dân)

-Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu bi đông nước ừng ực..(Nguyễn Đình Thi)

-Bếp nấu cơm đã thấy bốn năm nồi.(Nam Cao)

 

3.3TrN chỉ tình huống (không dạy ở TH):

-Đến Mác-xây, chúng tôi lĩnh lương.(Trần Dân Tiên)

-Tới cổng phủ, quần áo ướt vừa khô.(Ngô Tất Tố)

-Dứt lời lí trưởng, quan phủ giương đôi mắt trắng dã nhìn vào mặt anh Dậu…(Ngô Tất Tố)

-Trông từ xa, con đường trắng leo lên ngoằn ngoèo.(Nguyễn Đình Thi)

 

3.4 TrN chỉ phương tiện-cách thức:

-Nhờ cái thần thế ấy, hắn mới chửi rõ, thét mắng khắp cho oai.(Ngô Tất Tố)

-Sấp ngửa, chị chạy vào cổng, quẳng cả rổ, mẹt, mê nón xuống sân, rồi vội vàng, chị vào trong nhà.( Ngô Tất Tố)

-Chân nọ đá chân kia, chị lại trở về ngồi ở đầu phản.( Ngô Tất Tố)

-Với trí thông minh và lòng say mê tìm tòi những điều mới lạ, nó đã chiếm giải nhất cuộc thi Sáng tạo trẻ.

-Nguyễn Du, bằng ngòi bút thiên tài, đã dựng nên một kiệt tác bất hủ : Đoạn trường tân thanh.

 

3.5 TrN chỉ nguyên nhân:

 

-Con gà tốt mã vì lông,

Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.

-Vì chuôm cho cá bén đăng,

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.(Ca dao)

-Vì nó, ông ấy đã phải về gấp mà không chờ anh được.

-Vì mưa, nó không đến kịp.

-Nhờ trời, ông ấy đã tai qua nạn khỏi.

 

*Câu ghép có quan hệ nguyên nhân-kết quả:

 

 

 

 

 

-Vì nó bị tai nạn, ông ấy đã phải về gấp mà không chờ anh được.

-Vì trời còn mưa, nó không đến kịp.

-Nhờ trời phù hộ (mà) ông ấy đã tai qua nạn khỏi.

3.6 TrN chỉ điều kiện, giả thiết:

 

-Nếu ăn nóng thì món này sẽ rất tuyệt.

 

-Hễ mưa thì chuyến đi sẽ bị hoãn.

-Giá mà có mưa thì cà phê đâu có bị mất trắng thế này.

*Câu ghép có quan hệ điều kiện/giả thiết – kết quả:

-Nếu chúng ta ăn nóng thì món này sẽ rất tuyệt.

-Hễ trời mưa thì chuyến đi sẽ bị hoãn.

-Giá mà trời đổ mưa thì cà phê đâu có bị mất trắng thế này.

3.7 TrN chỉ mục đích:

 

-Để có được căn nhà này, nó đã làm quần quật hàng mấy năm trời.

-Nhằm có được việc làm, những thanh niên ấy không quản ngại học hành.

*Câu ghép có quan hệ mục đích-sự kiện:

-Để tổ quốc được độc lập, họ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân.

-Cháu có công ấp ủ mầm sống, để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

3.8 TrN chỉ ý nhượng bộ:

 

-Tuy nắng hạn nhưng những nương ngô, bãi mía vẫn tươi tốt như thường.

-Mặc cho mưa bão, chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch đã định.

-Tuy nghèo, nhưng họ rất tốt bụng.

 

*Câu ghép có quan hệ nhượng bô-tương phản:

-Mặc dù giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở chúng ta kháng chiến thành công.(Hồ Chí Minh)

-Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.(Nguyễn Đình Thi)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
thu nguyen
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Lê Hải
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Trịnh Hà Ngọc Linh
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết