Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vương Thiên Khải

Hãy nhớ và chép lại đầy đủ bài thơ: "Đề Đền Sầm Nghi Đống" và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên bằng 1 đoạn văn khoảng 12 câu.

CÁC BẠN LÀM ƠN GIÚP MÌNH NHA...THANKS NHÌU LẮM !!!!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 11:08


Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 11:11

Nhân một dịp đi qua, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ này. Mởđầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã biểu thị một cái nhìn thiếu trân trọng đối với ngôi đền:

Ghé mát trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền thái thú đứng cheo leo

Hồ Xuân Hương chỉ ghé mắt trông ngang. “Ghé mắt”, theo Từ điển Tiếng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần túy là động tác, không hàm ý kính trọng. “Ghé mắt trông ngang” chớ không phải trông lên, đã thểhiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. “Đền Thái thú đứng cheo leo” hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cốtình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ "cheo leo” là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễđổụp xuống. Chữ “kìa” cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉtrỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói ta, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.

Ví đây đổi phận làm trai được

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!

Nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây đểđối lại với Sầm Nghi Đóng là đấy, thìdù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ Sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thểnghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thểlàm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư, nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 11:12

Bài thơ là một khátvọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bứt kinh " của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thểhiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hộ phong kiến

Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?

Hồ Xuân Hương là một phụ nữ độc đáo, một con người có bản lĩnh cứng cáp, luôn sôi nổi, đùa cợt, chế giễu, mỉa mai, bày tỏ thái độ coi khinh bất kính của mình bằng những cái nhìn không kính trọng đối với những kẻ tầm thường, kém cỏi cả tài và đức:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo.

Bà đã biểu hiện thái độ coi khinh bất kính đối với đền thờ Sầm Nghi Đống bằng tài thơ trào phúng, đặc sắc của mình, vì đây chỉ là đền thờ một vị tướng đi xâm lược nước ngoài đã thất bại, nhục nhã rồi tự tử.

Eren Jeager
11 tháng 8 2017 lúc 11:40

Đề thơ là một phong tục của Trung Quốc xưa, đến đời Đường đã rất thịnh hành. Khách du sơn ngọan thủy, thăm thú thắng cảnh đền đài, hứng làm thơ, vung bút đề thơ để lưu bút tích và bày tỏ cảm xúc, chí khí của mình. Ta đã biết tương truyền bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Liệu để ở lầu Hoàng Hạc đã làm thơ tiên Lý Bạch bối rối. Hoặc Đề Đô thánh nam trang của Thôi Hộ đề trên cánh của một trang văn vắng bóng người dep. Ở nước ta, tục này cũng thịnh hành, trên nhiều hang động đẹp đều lưu bút tích thi nhân.

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoan, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.

Sầm Nghi Đống là thái thú đất Diễn Châu, Trung Quốc, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Ông được giao giữ đồn Khương Thượng, Đống Đa. Khi bị quân Tây Sơn đánh, ông không chống cự được nên đã thắt cổ tự tử. Để giữ mối quan hệ bang giao hai nước, Quang Trung cho người Hoa lập miếu thờ Sầm Nghi Đống tại phía sau phố Hàng Buồm ngày nay. Theo sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thì ghi chú có hơi khác: Đống được giao trấn thủ Ngọc Hồi, đồn Ngọc Hồi thất thủ, Đống tự tử. Về sau có đền thờ ở gò láng Ngọc Hồi.

Nhân một dịp đi qua, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ này. Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã biểu thị một cái nhìn thiếu trân trọng đối với ngôi đền:

Ghé mát trong ngang thấy bảng treo

Kìa đền thái thú đứng cheo leo

Những ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, đề mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. Ghé mắt, theo Từ điển Tiêng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần tuý là động tác, không hàm ý kính trọng. Ghé mắt trông ngang chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. Đền Thái, thú đứng cheo leo hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ cheo leo là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Chữ kìa cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói to, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.

Hồ Xuân Hương không chỉ nhìn ngang chỉ trỏ trước một ngôi đền, bà lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ nữa:

Ví đây đổi phận làm trai được

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu

Cái ý nghĩa đổi phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đã áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đổi lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư, nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!

Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính' của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến



Eren Jeager
11 tháng 8 2017 lúc 11:41

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong xã hội phong kiến, đã từng được mệnh danh là " Bà chúa thơ Nôm ". Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của người phụ nữ trong chế độ cũ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng, phản kháng sự coi khinh người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Tiếng nói ấy đã vang lên trong bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của bà :

Vì đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Đây là hai câu thơ cuối trong bài thơ, nó thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ của tác giả đối với những trang nam nhi vô dụng nói chung và đối với tướng giặc hèn hạ Sầm Nghi Đống nói riêng. Đồng thời hai câu thơ cũng là tiếng nói tự tin của người phụ nữ. Nếu họ được đổi phận làm trai thì há chịu thua một đấng nam nhi nào, thì sự nghiệp anh hùng chẳng phải chỉ như vậy. Đọc hai câu thơ chúng ta đều đồng tình với thái độ, với tiếng nói của Hồ Xuân Hương , của người phụ nữ sống trong xã hội có nam có nữ, người phụ nữ khát khao được sống bình đẳng, được có quyền ngang hang với đàn ông để mang trài trí của mình ra giúp nước. Họ tin rằng mình cũng có thể lập nên sự nghiệp vẻ vang. Người phụ nữ lên tiếng chống đối lại chế độ " trọng nam khinh nữ ". Tiếng nói ấy là rất đúng. Đó là tiếng nói chung của ngưởi phụ nữ muốn đập bỏ tư tưởng nam quyền, coi khinh phụ nữ để vươn lên sự công bằng, bình đẳng, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là người phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhất. Họ bị khinh rẻ chà đạp, họ không có quyền tham gia các công việc xã hội. Nhiều người phụ nữ tài ba, giỏi dang, hiểu rộng, biết nhiều hơn bao nhiêu người đàn ông khác, nhưng vẫn bị khinh rẻ vì họ là đàn bà. Xã hội cứ coi trọng một đàn ông dốt nát hơn một người đàn bà tài giỏi. Tài năng của người phụ nữ không được xã hội thừa nhận, họ không có quyền tham gia việc nước. Hồ Xuân Hương và bao nhiêu phụ nữ tài trí hơn mình mà vẫn phải chịu cảnh " bảy nổi ba chìm " lênh đênh trong xã hội thối nát. Do đó người phụ nữ trong mong ước trở thành nam nhi để có thể lập sự nghiệp anh hùng. Họ muốn quẫy đạp, muốn thoát ra khỏi sự tù túng của xã hội, thoát ra khỏi tư tưởng phong kiến đã vùi dập họ. Nhưng chế độ xưa có nhiều bất công, người phụ nữ không được làm những điều mình muốn. Tuy vậy họ vẫn tự tin, vẫn khao khát được quyền bình đẳng. Cách nhìn của tác giả về người phụ nữ rõ rang là mới mẻ. Người phụ nữ không chỉ thủy chung, đảm đang, mà còn là người phụ nữ anh hùng. Rõ Ràng Hồ Xuân Hương có cái nhìn tiến bộ đối với phụ nữ trong chế độ cũ, bà lên tiếng khẳng định phẩm hạnh và tài năng của những người cùng giới.

Hai câu thơ đó là tiếng nói tự tin của người phụ nữ, là sự khinh bỉ của họ đối với hạng người mang hình dáng nam nhi không xứng mặt nam nhi. Trong bài thơ tác giả muốn đổi phận làm trai để tạo lập sự nghiệp anh hùng. Đó là một tư tưởng mới trong xã hội phong kiến, nhưng chẳng cần "đối phận làm trai " người phụ nữ vẫn làm nên sự nghiệp, nếu như họ có ý chí quẫy ra khỏi sự rang buộc vô lý của xã hội, Trong lịch sử đã có nhiều tấm gương phụ nữ anh hùng như bà Trưng vì nợ nước, thù nhà đã nổi dậy lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi quân xâm lược, để đến nay chúng ta còn thấy tự hào. Rồi bao người phụ nữ khác như Triệu Thị Trinh, như vợ Đề Thám, rồi vợ Cai Vàng đã lập nên sự nghiệp anh hùng đâu cần phải đổi phận làm trai. Rõ ràng Hồ Xuân Hương mới chỉ mơ ước " Ví đây " chư chưa khẳng định thực hiện, chưa dám quẫy đạp, phá tan luật lệ cổ hủ của chế độ phong kiến để giành lấy quyền bình đẳng cùng sánh vai ới nam nhi làm nên sự nghiệp anh hùng. Mặt khác, sự nghiệp anh hùng đâu chỉ là đánh giặc, việc quốc sự, mà còn thể hiện ở những cái bình dị nhất trong đời thường. Chính Hồ Xuân Hương đã làm nên sự nghiệp. Sự nghiệp văn chương đến ngày nay chúng ta không khỏi khâm phục. Bằng ngòi bút của mình Xuân Hương đã kích tầng lớp quan lại thối nát, sa đọa, mỉa mai những kẻ vô dụng bất tài, và biết khám phá ra vẻ đẹp của những lớp người bị khinh rẻ. Rõ ràng Xuân Hương là một trong số phụ nữ trong xã hội cũ đã lập nên sự nghiệp anh hùng trong lĩnh vực văn chương. Tuy nhiên những người phụ nữ trong thơ bà vẫn chưa vượt được sự bế tắc, bà vẫn chỉ mơ ước thôi chứ chưa có hành động phản kháng, một phần, có lẽ do những hạn chế của tư tưởng phong kiến không phải là không có trong nữ thi sĩ nổi danh này. Người phụ nữ thời nay đã khác nhiều so với phụ nữ thời xưa, xã hội đã mang đến cho họ sự bình đẳng, công bằng, họ có thể trực tiếp tham gia vào các công tác xã hội. Xã hội chúng ta đã thực sự cởi bỏ những ràng buộc xưa cho người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng .

"Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương là người đã góp phần tích cực vào tiếng nói phản kháng xã hội của người phụ nữ xưa, là người đã lên tiếng đòi quyền bình đẳng mơ ước được cống hiến cho nước non. Tư tưởng hết sức tiến bộ ấy của bà quả là hiếm thấy trong xã hội cũ. Hai câu thơ kết ở bài Đề đền Sầm Nghi Đống của bà là một nấc đánh giá bước đầu vươn lên sự bình đẳng của người phụ nữ .


Các câu hỏi tương tự
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Nguyen Phuong
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Không biết
Xem chi tiết