Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Hà Uyên

Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?

Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 20:42

- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc. 
- Tấn công quyết liệt. 
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công. 
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực. 
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Cao Hoàng Minh Nguyệt
19 tháng 5 2016 lúc 20:42

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt:

- Thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ".

- Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà.

Bùi Bích Phương
19 tháng 5 2016 lúc 20:53

- Chặn giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động

- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc

Bình Trần Thị
16 tháng 10 2016 lúc 10:20

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc. 
2. Tấn công quyết liệt. 
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công. 
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực. 
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Thành Lê
22 tháng 10 2016 lúc 14:54

mk chưa học đến

Thành Lê
22 tháng 10 2016 lúc 14:55

xin lỗi bn nhé

 

|___♡___|___ Mai Thúy Ki...
28 tháng 10 2016 lúc 22:10

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh

|___♡___|___ Mai Thúy Ki...
28 tháng 10 2016 lúc 22:11

Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập: quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh. Và gắn liền với chiến công ấy là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt - nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất mang một nhân cách lớn.


Trận Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2. Ảnh minh họa

Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công.

Vào thời gian đó, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm, chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.
Nhớ lại Chiến dịch Ung Châu, trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, Lý Thường Kiệt cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.

Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó, đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.

Ghi nhận chiến công kỳ diệu, có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt, trong Việt sử tiêu án, nhà viết sử Ngô Thì Sĩ đã ca ngợi Lý Thương Kiệt: "Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ".

Bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ. Do vậy, ông phái người vào đất Tống để theo dõi cụ thể mọi động thái; đồng thời tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng, ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Thế nhưng, lần tiếp, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến, tiến về Thăng Long... Song, dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc sảo của Lý Thưởng Kiệt, hết lần này đến lần khác, địch đều bị tiêu diệt, tháo chạy hoặc đầu hàng.

Tuy nhiên, phải nói rằng, trong trận chiến Như Nguyệt, chiến lược phản công hiệu quả nhất của Lý Thương Kiệt là sức mạnh kỳ lạ của bài thơ Nam quốc sơn hà - làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, đồng thời làm nao núng tinh thần quân địch; giúp đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.

thu nguyen
7 tháng 12 2016 lúc 20:47

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Nguyễn Hoàng
6 tháng 11 2018 lúc 21:03

Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.



Phạm Đặng Quỳnh Kim
6 tháng 11 2018 lúc 21:19

-Tiến công trước để tự vệ "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đáng trước để chặn thế mạnh của giặc".

-Chọn phòng tuyến sông Như Nguyệt để đối phó (sông Như Nguyệt dài 100km, được đắp đê bằng đất cao, vững chắc, có giậu tre dày dặc).

-Dùng thơ văn khích lệ quân sĩ (tối tối, ngâm bài thơ Nam quốc sơn hà).

-Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp "giảng hòa" (không làm tổn thương danh dự của 1 nước lớn, hòa hiếu).

hotrong dung vn
8 tháng 10 2019 lúc 20:45
https://i.imgur.com/vzCOoiz.png
Nameless
26 tháng 10 2019 lúc 11:18

- Thực hiện chủ trương" Tiến cong trước để tự vệ". - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc.

- Khuyến khích tinh thần quan sĩ và làm suy yếu tinh thần giặc bằng bài thơ " Nam Quốc Sơn Hà".

-Lãnh đạo quân Nhà Lý phản công khi thời cơ đến. - Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị " Giảng hoà".

Khách vãng lai đã xóa
Huong Nguyen
27 tháng 10 2019 lúc 10:53

*tóm tắt*

- Chặn giặc ở chiến Tuyến Như Nguyệt

- Thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ"

- Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa

Khách vãng lai đã xóa
Mbappe Luca
27 tháng 10 2020 lúc 21:56

Cách đánh độc đáo của LTK:

-Tấn công tự vệ

-Xây phòng tuyến

-Đánh vào tâm lý

-Kết thúc giảng hòa

(Làm theo là auto 10Đ môn ls nha mn)

Nguyễn Bùi Ý Nhi
9 tháng 11 2020 lúc 17:43

chắc ko dọ

I
12 tháng 12 2020 lúc 12:12

1.Tiến công trước để tự vệ.

2.Chặn giặc ở sông Như Nguyệt.

3Mở cuộc tiến công khi có thời cơ.

4.Giặc thua nhưng lại giảng hòa.

Lê Ngọc Thảo Nguyên7B
15 tháng 11 2021 lúc 17:46

mink cũng chỉ bt vậy thôi hi:-.-


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Huỳnh Trọng Phúc 28
Xem chi tiết
Ngọc Trâm:>
Xem chi tiết
cao thị tâm
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết