Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc - Nam Cao

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nấm Dâm Dâm

hãy nêu khái quát về tác giả Nam Cao trong đoạn trích lão Hạc

Đặng Phương Nam
27 tháng 10 2016 lúc 12:38

- Tác giả Nam Cao: Tên khai sinh là Trần Hữu Chi (1915-1951), quê ở Lý Nhân,Hà Nam

- Trước năm 1945, Nam Cao dạy học và viết văn. Sau năm 1945, ông vẫn bền bỉ sáng tác để phục vụ kháng chiến. Năm 1951, ông hi sinh khi đang đi công tác ở vùng sau lưng địch

- Phong cách sáng tác: Ông chuyên viết truyện ngắn và là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán

- Đề tài: Nam Cao chủ yếu viết về những người nông dân nghèo bị vùi dập hoặc những tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

Thảo Phương
28 tháng 10 2016 lúc 12:18

-Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam.(Có tài liệu ghi năm sinh của Nam Cao là 1917)

-Cuộc đời và sự nghiệp:Từ năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn in trên các báo: “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Ích hữu”,… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình.Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn.Năm 1943,Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm Chủ tịch xã.Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc và là thư kí tòa soạn tạp chí “Tiên phong” của Hội.Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên,hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hóa Nam Hà. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở Khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.

-Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao có những đặc sắc,độc đáo mà đa dạng.Tác phẩm của ông vừa rất mực chân thực vừa có một ý vị triết lí,một ý nghĩa khái quát sâu xa.Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh,gân guốc,lại vừa thắm thiết trữ tình.Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lí con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lí tinh tế,phức tạp.Ngôn ngữ văn xuôi của ông cững rất mới mẻ,gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động, nhất là trong ngôn ngữ đối thoại.

-Tác phẩm tiêu biểu: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm(truyện ngắn, 1944);Cười(truyện ngắn,1946);Ở rừng(nhật kí, 1948);Sống mòn(truyện dài,1956-1970);Chí phèo(truyện ngắn,1941)

-Ngoài ra, ông còn làm thơ, viết kịch và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân……….

-Với hơn hai chục truyện ngắn về nông dân,Nam Cao đã dựng nên bức tranh thực về nông thôn Việt Nam bần cùng, thê thảm những năm 1940-1945 và xứng đáng được coi là nhà văn của nông dân. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, phũ phàng;đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa,nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tình người.Tuy nhiên, trước Cách mạng, Nam Cao chưa thấy được sức mạnh và khả năng đổi đời của nông dân.Do đó,nhân vật của ông chỉ biết cúi đầu chịu đựng hoặc phản kháng một cách mù quáng, liều lĩnh, tuyệt vọng.Cái nhìn bi quan, bế tắc khiến ngòi bút Nam Cao có khi rơi vào chủ nghĩa tự nhiên (Nửa đêm). => Đề tài : chuyên viết về người nông dân và tri thức nghèo.

=> Có thể nói, Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo, tham gia vào dòng văn học 1930-1945. Với các tác phẩm nổi tiếng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.

2.Tác phẩm: 1943, là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân.

- Truyện ngắn đã thể hiện một cách giản dị, chân thực và cảm động về cuộc đời một lão nông trong hoàn cảnh éo le.Nam Cao đã thâm nhập vào những cuộc đời, những thân phận đau thương để từ đấy cất lên tiếng nói yêu thương, trân trọng.


Các câu hỏi tương tự
Bình Lê
Xem chi tiết
Huỳnh Văn Tuyên
Xem chi tiết
Việt Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt 8/1
Xem chi tiết
Hà Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hy
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Jennifer Ruby Jane
Xem chi tiết