Lê Lợi là con út trong ba người con trai. Cha ông là một nhà quý tộc quý tộc ở Lam Sơn (miền bắc Việt Nam). Thị trấn nằm trong một khu vực mới thuộc địa của Việt Nam mà cuối cùng sẽ được gọi là tỉnh Thanh Hóa . Lam Sơn đã được thành lập bởi ông cố Lê Lê của Lê Hội vào khoảng những năm 1330. Ngày sinh chính xác của ông không chắc chắn, nhưng 1384 thường được các nhà sử học đồng ý. [ cần dẫn nguồn ] Lam Sơn đã ở biên giới Việt Nam, và kết quả là nó càng ngày càng xa khỏi sự kiểm soát của chính phủ. [ cần dẫn nguồn ]
Đây là một thời gian khó khăn trong lịch sử của Việt Nam khi triều đại Hồ vào năm 1400 cuối cùng đã thay thế triều đại Trần và bắt đầu cải tổ đế chế. Sự cai trị của Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi các thành viên của triều đại Trần đã thỉnh cầu sự can thiệp từ Hoàng đế Yongle của Đế quốc Minh Trung Quốc ở phía bắc. Ông đáp trả bằng cách phái một đội quân hùng mạnh vào miền Nam vào Việt Nam và đánh bại Hồ. Khi không tìm được người thừa kế Trần, chính quyền nhà Minh đã chọn tái lập chủ quyền đối với Việt Nam, như trường hợp của thời nhà Đường , khoảng 500 năm trước. [3]
Chính phủ nhà Minh được hưởng một số hỗ trợ từ phía Việt Nam, ít nhất là ở thủ đô Thăng Long , nhưng những nỗ lực của họ để khẳng định quyền kiểm soát ở vùng nông thôn xung quanh đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt cho rằng quân đội nhà Minh đã đánh cắp các cổ vật có giá trị từ Việt Nam như đá quý, ngọc bích, các tác phẩm nghệ thuật vàng cũng như sách. Bản thân Lê Lợi cho biết, ông đã chọn con đường nổi dậy chống lại chính quyền tàn bạo của Trung Quốc khi đích thân chứng kiến sự phá hủy một ngôi làng Việt Nam của quân Minh.
Lê Thái Tổ ( 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433) tên thật là Lê Lợi , ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông là Vua của nước Đại Việt từ năm 1428 cho tới năm 1433. Lê Lợi có vai trò đặc biệt quan trọng với Đại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1418 tới năm 1433 khi lãnh đạo người dân Đại Việt đánh bại quân đội xâm lược nhà Minh, sau đó xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn khi bị quân đội nhà Minh phá hủy mọi thứ từ trước đó. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù.
Lê Thái Tổ hay Lê lợi (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Chúc bạn học tốt!
Lê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Tiểu sử:
=> Lê Thái Tổ, húy Lê Lợi . Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây. Lê Hối lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên, sinh ra Lê Đinh, tức là ông nội của Lê Lợi. Lê Đinh lấy bà Nguyễn Thị Quách sinh ra hai người con là Lê Tòng và Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.
Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần.
Về công lao sự nghiệp:
=> Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét về Lê Thái Tổ:
“ |
Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém. |
” |
Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê[17].
Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa.
Đến cuối đời ông đã có những quyết định sai lầm dẫn đến cái chết của những trung thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Từ trước khi về trí sĩ, Trần Nguyên Hãn đã nói riêng với người thân cận:
Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được.
(Việt vương Câu Tiễn có tướng cổ dài, mép quạ, tức là tướng chim. Có thuyết cho rằng Trần Nguyên Hãn trực tiếp nói câu này với Nguyễn Trãi.)
Tuy nhiên, xét về tổng thể Lê Lợi vẫn là một vị vua, tài năng, có công lớn trong việc đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập dân tộc Việt Nam.