Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thị Yến Hoa

Hãy kể lại truyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠm theo ngôi 1

Giang Cherry
17 tháng 3 2017 lúc 20:24
Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.
Scorpion
24 tháng 2 2020 lúc 10:28

Tham khảo:

Tôi là Lê Lợi, là chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Tôi luôn đau đáu với những nỗi đau thương, mất mát, sự hi sinh mà nhân dân phải chịu khi giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chứng kiến tình cảnh ấy, tôi không khỏi đau đớn.

Tôi tập hợp những người hùng, quân nhân giỏi về cả trí và lực để phụng sự sự nghiệp kháng chiến. Rất nhiều tráng sĩ từ khắp mọi nơi đã sẵn sàng đến gia nhập vào nghĩa quân và mong muốn được hết mình vì sự nghiệp của dân tộc. Trong những ngày đầu kháng chiến, nghĩa quân luôn thất bại liên tiếp vì lực lượng còn mỏng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu và cũng vì quân nhân ta có sự chênh lệch lớn về lực lượng, trang bị, vũ khí với quân địch.

Tôi lo lắng trước tình hình an nguy của đất nước và vẫn luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp tiêu diệt kẻ thù một cách nhanh chóng, bớt tiêu hao nhân lực nhiều nhất. Một ngày, có một tráng sĩ đến doanh trại nghĩa quân, tự nguyện đầu quân cho nghĩa quân Lam Sơn. Đó là Lê Thận, một người tráng sĩ khỏe mạnh và có tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến đáng tự hào. Một lần, Lê Thận nói với tôi câu chuyện về thanh gươm kì lạ mà anh ba lần kéo lưới được trong một lần đánh cá. Anh nghĩ đó chắc hẳn là một vật báu trời ban. Tôi tò mò về thanh gươm nên đã nói Lê Thận cho chiêm ngưỡng thanh gươm ấy.

Khi về đến nơi Lê Thận ở trước đây, tôi nâng thanh gươm lên, thanh gươm bỗng sáng rực và lộ rõ hai chữ "Thuận Thiên" trên thân gươm. Biết được đây là gươm quý, vật trời ban, tôi và Lê Thận cùng đồng lòng mang thanh gươm về để ra quân chiến đấu. Một lần, khi đi ngang qua khu rừng, tôi phát hiện trên cây có một chuôi gươm. Nghĩ tới thanh gươm ở nhà, tôi lấy xuống và kì lạ thay, khi tra vào gươm vào chuôi thì vừa y như đúc. Tôi dùng thanh gươm này để tiêu diệt kẻ thù, đánh đến đâu, giặc giã đến đấy. Chẳng bao lâu, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt được hết giặc Minh, đánh đuổi chúng về nước.
Khi đất nước thanh bình, tôi được nhân dân suy tôn lên làm vua. Trong một lần dạo chơi hồ ở hồ Tả Vọng, bỗng hiện lên một con Rùa Vàng lớn. Con rùa ấy nhô lên khỏi mặt nước và cất tiếng nói: "Xin bệ hạ trả gươm cho Long Quân". Thấy vậy, thanh gươm được giắt bên người tôi bỗng rung lên. Tôi tháo gươm ra dâng cao lên, rùa ngay lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Tôi biết đó là công ơn của Đức Long Quân đã cho mượn gươm để tôi đánh đuổi giặc thù. Từ đó, tôi cho đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ trả gươm.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
kiều văn truyền
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Phạm Thùy Dung
Xem chi tiết
Tâm Thanh
Xem chi tiết
Bùi Thị Bảo Châm
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Ngoan Trần
Xem chi tiết