Đề bài : Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”

thuy trang

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Các bn giúp mik vs nha mai trong bài kt của mik có bài này, nên các bn giúp mik nha!!!!!!!!!!!!

c.ơn nhiều!!!!!!!!!hihihahabanhquaucche

Trần Thị Bích Trâm
23 tháng 2 2017 lúc 20:49

Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.

Trước hết, câu tục ngữ này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nêu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.

Câu nói này không biết xuất hiện từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đăn của câu tục ngữ qua thực tế cuộc sống.

Đối với những người học sinh chúng ta, lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyện đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần dần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là không làm thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tạp. Còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được thì từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nàn lòng trước bất kì một khó khăn nào.

Trong công việc cũng vây, có rất nhiều việc để làm được nó ta cũng phài cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để dánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hề nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Sốt run người vừỉìg trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mành vá

Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát:

Anh bạn dãi dầu khộng bước nữa.

Gục lên súng mũ bõ quên đời

Đọc những câu thơ trên thì phần nào ta thấy được hoàn cành của các chiến sĩ là vô cùng thiếu thốn nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhu; ý chí chiến đấu của họ mà lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn thực dân, đế quốc vốn mạnh hơn nước ta rất nhiều.Và ngày nay trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gương sáng về ý chí. Sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khãn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có lẽ chúng ta ai cũng từng biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế. Nhưng không, chính bằng ý chí, sự kiên trì bền bỉ, anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên. Lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rút co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định sẽ không học nữa nhimg rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công. Không những thế, chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế, anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta khống kiên trì bển bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hòm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chì cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chác chắn người đó sẽ chảng làm được việc gì tốt cả.

Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn mang tính giáo dục cao. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.

_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 22:21

Trong cuộc sống con đường dẫn tới thành công không phải là những con đường có cánh đồng hoa thơm ngát. Có ai đứng trên đỉnh vinh quang mà chưa một lần bước qua những con đường sỏi đá? Trên con đường đầy chông gai và thử thách ấy, câu tục ngữ ” có công mài sắt có ngày nên kim” luôn là động lực của ta.

Ai trong chúng ta cũng đã một lần nhìn thấy bác thợ rèn làm việc. Từ những thanh sắt to và dày vô tri vô giác, phải qua một quá trình đầy vất vả thì mới có thể trở thành cây kim nhỏ bé nhưng vô cùng hoàn hảo và hữu ích. Trong thực tế cũng vậy, để đi đến thành công là cả chặng đường gập gềnh mà ta phải vượt qua. Lúc đó, lòng kiên trì và ý chí quyết tâm là bảo bối quý báu giúp ta vượt qua mọi gian truân.

Tính kiên trì là phẩm chất vô cùng quan trọng trong việc học tập. Có người nào cứ làm được một nửa rồi bỏ dở mà đạt kết quả tốt không? Ta không thể quên câu bé Nguyễn Hiền ngày mưa hay ngày nắng, dù có bận đến đâu vẫn kiên trì học tập, nghe nhờ bài giảng ở ngoài cửa lớp. Để rồi bù đắp cho những tháng ngày cần mẫn ấy, cậu bé đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử Việt Nam. Hay như chàng thanh niên Cao Bá Quát kiên chì rèn luyện chữ hết ngày này qua ngày khác, ở mọi lúc mọi nơi trong một thời gian dài. Cuối cùng ông đã trở thành tấm gương mẫu mực về ” văn hay chữ tốt”. Nổi tiếng hơn cả là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người thầy mẫu mực của ngành giáo dục Việt Nam. Tuy bị tật ở tay, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn nhưng thầy vẫn ngày ngày đến lớp, cần mẫn tập viết bằng chân. Sau bao năm tháng học tập vất vả, ngày nay, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, tiếp thêm ngọn lửa quyết tâm và niềm tin đối với thế hệ trẻ nước nhà.

Không chỉ trong học tập mà trong cả lao động sản xuất hay khoa học kỹ thuật, đức tính kiên trì cũng không thể bị phớt lờ.Tiêu biểu hơn là tiến sỹ nông nghiệp Lương Đình Của. Ông đã làm việc cật lực từ sáng đến tối, ngày ngày bì bõm trên cánh đồng để nghiên cứu đặc điểm của cây lúa nước. Thời gian ông gắn bó với đồng còn nhiều hơn những người nông dân, và kết quả sau bốn vụ mùa ròng rã ông đã phát minh ra giống lúa mới cho năng suất cao và chống chịu lại được với sâu bệnh, phát minh của ông đã xóa đi nỗi lo mất mùa của người nông dân.

Không thể không kể đến, nhà bác học vĩ đại Thomas Edison – người đã chế tạo ra dây tóc bóng đèn. Để tìm ra loại sợi có thể làm sáng lâu, ông đã phải làm thí nghiệm 1000 lần với hàng ngàn loại sợi khác nhau. Cuối cùng điện cũng đã thắp sáng trên toàn thế giới – một sự kiện quan trọng của loài người. Ông khiến chúng tôi vô cùng cảm phục bởi sự kiên trì, nhẫn nại và thành công rực rỡ của mình.

Trong hoạt động thể dục thể thao, những cái tên như Nguyễn Thị Ánh Viên, Lý Hoàng Nam, Nguyễn Công Phượng… đối với chúng ta đã vô cùng quen thuộc. Họ đã mang về những huy chương, những danh hiệu, những chiếc cúp vô địch về cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Những thành công ấy có được chỉ nhờ một phần nhỏ vào tài năng bẩm sinh, còn phần lớn được tạo dựng nên bởi sự kiên trì, bền bỉ, lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn. Đằng sau những phút giây tỏa sáng trên đấu trường quốc tế là bao năm trời ròng rã phải luyện tập, thậm chí là chịu chấn thương nặng nề. Người khỏe mạnh đã phải khó nhọc như vậy, nhưng những vận động viên khuyết tật mới thực sự khiến chúng ta phải nể phục. Họ có cơ thể không hoàn thiện, sinh ra trong sự thiếu thốn, thậm chí còn lớn lên trong sự miệt thị của bạn bè. Nhưng họ vẫn không đầu hàng trước số phận, họ đã dám vùng lên, dám vượt qua chính giới hạn của bản thân mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Mỗi chiến thắng hay thành công của họ không chỉ là sự đánh bại đối thủ trên đấu trường mà còn là sự chiến thắng chính bản thân mình.

“Trên bước đường thành công chỉ có 1 % là khả năng bẩm sinh, còn 99% còn lại cần sự cần cù và chăm chỉ” . Bởi thế chúng ta luôn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt khó thì mới mau chóng gặt hái được thành công trong cuộc sống.

Bùi Khánh Thi
27 tháng 2 2017 lúc 21:28

Trong cuộc sống , không có một thành côn nào tự tìm đến mà không trải qua bao gian lao, thử thách . Không một chiến thắng nào mà không phải khó khăn. Con nhười có kien trì thì sẽ làm nên thắng lợi. Bởi vậy tục ngữ có câu:Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm súc ý nghĩa thật lớn. Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa đen đó là : để làm nên một cái kim nhỏ thì người ta phải lấy một cục sắt to để mài. Khi mài xong thì còn phải rèn dũa đục lỗ xổ chỉ thì chiếc kim lúc bấy giờ mới được hoàn thành. Công việc này mất rất nhiền thời giang côn sức .

Từ việc mài sắt nên kim ta có thể suy ra được nghĩa bóng. Đó chính là nhằm mục đích răn đe giáo dục con người phải biết kiên trì, có ý chí, nghị lực quyết tâm quan trọng là phải biết được tinh thần vượt khó thì mới thành công

'Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bênd

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên '

Vâng, như chúng ta được biết thì Bác Hồ cũng là một tám gương sáng tiêu biểu. Thời thnh niên tự Bến Cảng Nhà Rồng Bác đã ra đi tim đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng nhờ đức tính kiên trì, ý chí cần cù , lòng yêu nước vô vàn đã thúc dục tinh thần vượt khó của Bác vừa làm,vừa học không nhừng nghỉ. Nhờ vậy mà Bác đã đọc thông viết thạo rất nhiều các thứ tiếng như tiếng Anh, Nga, Trung, Pháp,Mĩ...Cuối cùng Bác đã trở về nước cùng với ý chí và kinh nghiêm đã đồng lòng vượt khó dẫn dắt Đảng và toàn dân ta tìm ra con đường vinh quang cho Tổ quốc .

Một tấm gương nữa đó là thầy giáo Nguyễn Ngóc Kí đã được tặng huy chương Hồ Chí Minh. Ngày nhỏ anh bị liệt hay tay, nhưng không mặc cảm với số phận của mìmh anh dã tự lỗ lực , kiên quyết và tập viết bằng chân. Sự cố gắng không ngừng rồi những điểm 7;8 rồi 9;10 đã đền đáp những phut giây khó khăn những cơn chuột rút tê tái .....Anh đã trở thành một thầy giái ưu tú được mọi người nhưỡng mộ ...!

...................................................

...................................................

Câu tục ngữ là một bài học với tất cả mọi người, là một chân lý mà không thể phủ định được. Nó là lời khuyên chân tình và là một động lực cho sự kiên trì

Vương Đỗ Ngọc Hân
18 tháng 3 2018 lúc 20:52

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Có công mài sắt có ngày nên kim

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.


Các câu hỏi tương tự
Tạ Hồng Ánh
Xem chi tiết
phan quỳnh như lê
Xem chi tiết
lê thị thanh hằng 23
Xem chi tiết
Calord
Xem chi tiết
lk124
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Hi Hi
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tài Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Khánh
Xem chi tiết