Em tham khảo nhé
Tinh thần yêu nước được thể hiện trong 3 văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" "Đức tính giản dị của Bác Hồ" và "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là vô cùng rõ nét.
- Ở văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", tác giả đã thể hiện tình yêu nước qua
+Niềm tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta". Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm đã giúp dân tộc ta đứng vững trước muôn vàn khó khăn thử thách.Tinh thần yêu nước lại giúp ta đánh bại được mọi thế lực thù địch và những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới.
+Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc thời đại "Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..." ta đều đã đánh bại những đế chế hùng mạnh.
+ Trong thời điểm thực tại mà tác giả đang sống và chiến đấu, tác giả nêu cao tình thần yêu nước thì đó cũng là cách dùng ngòi bút để chiến đấu, giúp phát huy tinh thần yêu nước trong mỗi người dân để tạo nên sức mạnh tập thể quật cường và thực tế đã hiệu triệu được biết bao trái tim yêu nước, làm nên chiến thắng vang dội, mang lại nền độc lập tự chủ cho nước Việt Nam.
- Qua bài "Đức tình giản dị của Bác Hồ" tinh thần yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về con người của đất nước, yêu kính đối với vị lãnh tụ của đất nước. Đề cao tấm gương của Người cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước vì nó sẽ giúp cho mỗi người dân tự ý thức, tự suy ngẫm lại bản thân mình để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là học tập theo lối sống thanh cao giản dị của Người. Vì mỗi người dân tiết kiệm là sẽ tiết kiệm được cho cả đất nước rất nhiều tài sản.
Bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" tinh thần yêu nước thể hiện qua niềm tự hào với ngôn ngữ của dân tộc- một thứ ngôn ngữ giàu và đẹp. Ngôn ngữ là một tài sản vô cùng qúy giá của mỗi quốc gia dân tộc. Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ đã phát triển và hội nhập, thì chúng ta lại càng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thêm yêu và tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Có như vậy mới giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.
chúc em học tốt
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , đức tính giản dị của bác Hồ và sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Các văn bản như là lởi khẳng định về tinh thần yêu nước của dân tộc với ý chí kiên cường bảo vệ tổ quốc.Mỗi một văn bản có một nét riêng biệt về nghĩa khác nhau. Với văn bản " tinh thân yêu nước của nhân dân ta " đã phần nào đấy nói nên được hình ảnh của nhân dân ta trả qua bao nhiêu cuộc kháng chiến và giành được chiến thắng to lớn cho tổ quốc. Với văn bản thứ 2 nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được tác giả giải thích cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu trong đoạn văn đầu như sau: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Tiếng Việt tế nhị trong cách đặt câu. Tiếng Việt có khả năng đầy đủ đế diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu văn hóa nước nhà qua các thời kì.Và văn bản cuối cùng là văn bản " đức tính giản dị của Bác Hồ". Giản dị là lối sống không xa hoa, không cầu kì, không đòi hỏi quá mức. Đây là một trong những đức tính cần thiết của con người trong cuộc sông hằng ngày và cũng là nét đẹp của nhân cách con người. Là HS chúng ta luôn phải có ý thức rèn luyện cho mình lôi sống giản dị. Chỉ có sự giản dị mới khiến mọi người nể phục và yêu thương, giúp chúng ta dễ dàng hòa đồng trong cuộc sống.
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a) Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm nhắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc các phương diện:
+ Lứa tuổi
+ Nghề nghiệp
+ Vùng miền
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm...), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
b) Ý nghĩa: Truyền thống quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong toàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước
2. Đức tính giản dị của Bác Hồ
a) Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.
- Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.
- Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.
b) Nội dung
- Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
+ Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:
+ Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
+ Chứng minh luận điểm.
+ Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
+ Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.
- Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:
+ Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
+ Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
Đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!".
- Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.
- Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...
- Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...