Qua diễn biến tâm trạng của người chinh phụ, ta thấy nàng đau khổ vi phải sống trong cảnh chồng biền biệt nơi chiến trận, không có tin tức, không rõ ngày về. Cả đoạn trích là một thế giới nội tâm đầy khổ đau của nàng. Nàng đau khổ vì cô đơn, vì tha thiết mong muốn được sống trong tình yêu lứa đôi.
Người chinh phụ đau khổ vì cô đơn trong sự mong ngóng tin chồng mà vẫn bặt vô âm tín (xem phần trả lời ở câu 1 và câu 2).
Nàng khổ đau khiến nét mặt đượm một nỗi buồn, đôi mắt đẫm lệ. Sự đau khổ đã kết đọng thành nỗi buồn rầu, mối sầu não:
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Nàng đau khổ đến chán chường, lòng dạ tâm trí lan man Hương gượng đốt hồn đà mê mải cô đơn, nàng càng khát khao hạnh phúc lứa đôi. Nàng gượng gảy đàn sắt cầm nhưng dây chùng hay đứt là báo điềm gở. Nghĩa là nàng lo sợ cho tính mạng người chồng ngoài chiến trường xa. Sự lo lắng, sợ hãi cũng chính là nỗi đau khổ của chinh phụ.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh, vì nó mà vợ chồng nàng phải xa nhau, người chồng có thể bỏ thây nơi chiến địa. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm cho bao gia đình tan nát, bao hạnh phúc tiêu tan. Bi kịch của người chinh phụ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa một cách mạnh mẽ và sâu sắc.