Sáng ra bờ suối, tối vào hang
+ Thời gian: Sáng – tối.
+ Không gian: Bờ suối – hang.
+ Động từ: Ra – vào.
+ Nhịp thơ: 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự hài hoà, nhịp nhàng, cân đối.
→ Diễn tả nhịp sống diễn ra hàng ngày, nhịp nhàng, đều đặn.
→ Câu thơ gợi lên bước chân nhẹ nhàng, ung dung của người cách mạng sáng tối vào ra nơi sơn thuỷ, gắn bó với thiên nhiên.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, "những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người". Câu thơ mở đầu giới thiệu nơi Bác ở nhưng người đọc không tìm thấy dấu vết những nỗi gian khổ ấy.
- Câu 2: Nói về cách ăn uống của Bác
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
+ Thức ăn: Cháo bẹ rau măng → Thức ăn giản dị, đạm bạc, gợi sự kham khổ, thiếu thốn. Câu thơ mang ý nghĩa tả thực.
+ Tư thế Bác: “Vẫn sẵn sàng” → Con người sẵn sàng đối diện khó khăn, vượt mọi gian khổ.
Chúc bạn học tốt !
+ Giọng thơ dí dỏm → Gợi tâm thế lạc quan của con người.