Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan Ngoc

giúp zới mn !

undefined

me cảm mơn mn trước nha :<3

Bùi Nguyễn Đại Yến
10 tháng 11 2021 lúc 9:41

Đề...

Nguyễn Hà Giang
10 tháng 11 2021 lúc 9:41

bạn ơi giúp j vậy bn!!???

Thư Phan
10 tháng 11 2021 lúc 9:41

Thế đề đâu bạn bị lỗi hả 

PHẠM LÊ GIA HƯNG
10 tháng 11 2021 lúc 9:43

đề......? để giúp ko report à nha .....

Nguyễn Ngọc Hà
10 tháng 11 2021 lúc 10:01

Câu 1 :

- Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh :

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập. Bộ máy nhà nước dưới thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ ( miền xuôi ) và các Châu Ổ ( miền núi ), đứng đầu là các tri phủ, tri châu.

Câu 2 :  Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long ( Hà Nội ) vì : 

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương.

Câu 3 : 

_ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn 2 đã diễn ra : 

 *  Kế hoạch kháng chiến:

   - Bố trí dân binh các dân tộc ít người mai phục trên các con đường hiểm yếu biên giới phía Bắc .

   - Một đạo quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy giữ mạn Đông Bắc, cản thuỷ quân giặc.

  - Chủ động xây dựng phòng tuyến sông Cầu kiên cố: tận dụng lợi thế của con sông, Lý Thường Kiệt cho cắm hàng cọc tre dày đặc, đắp tường cao tạo thành thành luỹ, bố trí quân ở trên mặt và đằng sau thành. Một đạo quân lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy, bố trí ở phía sau để yểm trợ cho những vị trí xung yếu khi cần thiết.

* Kháng chiến bùng nổ:  Cuối 1076, 30 vạn binh phu của địch tiến vào xâm lược nước ta. Lý Kế Nguyên đánh tan thuỷ quân Tống. Quân ta ở thượng du chặn đánh quyết liệt nhưng không cản được bước tiến của quân thù. Địch tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt.

 - Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

  + Quân địch đóng trên bờ bắc sông Như Nguyệt chờ thuỷ quân. Địch hai lần vượt sông chọc thủng phòng tuyến, bị quân ta đánh tan tác. Địch từ tấn công chuyển sang phòng ngự.

   + Dân binh vùng sau lưng địch chặn đánh các đoàn phu vận chuyển lương thực.

   + Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn tấn công doanh trại Quách Quỳ, gây cho địch nhiều thiệt hại và nhằm thu hút sự chú ý của các khối quân địch.

+ Lý Thường Kiệt ban đêm chỉ huy đại quân vượt qua sông, bất ngờ tấn công doanh trại Triệu Tiết. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến quá nửa. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” vang lên từ đền  Trương Hống,Trương Hát đã có tác động to lớn, động viên kích lệ tinh thần  quân sĩ ta và khiến tinh thần quân địch hoang mang, rệu rã.

_ Khi đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa tại :

- Giữ vững nền hòa bình lâu dài cho dân tộc. vì chúng ta không muốn nhà Tống mang quân sang xâm lược nước ta lần nào nữa và muốn bảo đảm hòa bình lâu dài và hữu nghị giữa hai nước nên Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa.

Câu 4 : 

- Giáo dục :

+ Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

+ Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

+ Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

+ Tổ chức một số kì thi.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

+ Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

=> Đạo Phật rất phát triển.

- Văn hóa :

- Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,...

- Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh)

=> Có quy mô lớn và mang tính cách độc đáo.

- Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen,... Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

=> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - văn hoá Thăng Long.

PHẠM LÊ GIA HƯNG
10 tháng 11 2021 lúc 10:08

câu 1:

      trả lời: nhà LÝ ra đời trong hoàn cảnh  

 Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi đến năm 1009 thì mất

- Triều thần chán ghét nhà Lê, suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua

=> Nhà Lý thành lập, trả lời: bộ máy nhà nước dưới thời Lý

Mỗi triều đại khác nhau bộ máy nhà nước ta lại có những sự thay đổi đáng kể ở tất cả các cấp trung ương lẫn địa phương. Chúng đặc trưng cho chế độ, cho giai cấp, tầng lớp của từng thời, đồng thời cũng phản ánh rõ rệt đời sống của nhân dân lúc bấy giờ. Hai triều đại Lý – Trần, được coi là những triều đại lâu dài nhất ở Việt Nam. Hãy cùng bài viết dưới đây đi sau tìm hiểu về cách tổ chức bộ máy nhà nước cũng như đưa ra những so sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần bạn nhé!,Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tuyển chọn được quản lý vô cùng gắt gao. 

CÂU 2

trả lời:Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

câu 3

trả lời:

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

câu 4

trả lời:* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

Nguyễn Hà Giang
10 tháng 11 2021 lúc 10:29

Tham khảo!

 

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

* Tổ chức chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Với các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ.

- Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

* Tổ chức chính quyền địa phương:

- Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu.

- Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Câu 2:

Vì:

- Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.
- Hoa Lư được miêu tả là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... thuận lợi để tạo thế phòng thủ đất nước

 

 

Nguyễn Hà Giang
10 tháng 11 2021 lúc 10:33

Tham khảo!

Câu 3:

 

a. Diễn biến

- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

- Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.

b. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa là vì:

– Muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh vì chiến tranh kéo dài sẽ gây nhều đau thương và mất mát cho nhân dân 2 nước.

– Thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc Đại Việt.

– Muốn xác lập lại mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước Việt-Tống để nhân dân sống trong thái bình.

Câu 4:

 

a) Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

- Tổ chức một số kì thi.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

=> Đạo Phật rất phát triển.

b) Văn hóa

- Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,...

- Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) => Có quy mô lớn và mang tính cách độc đáo.

- Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen,... Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

=> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - văn hoá Thăng Long.


 

Huỳnh Hoàng anh
10 tháng 11 2021 lúc 10:58

câu 1 

- năm 1005,Lê hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi. Ông là một vị vua tàn bạo, ăn chơi sa đoạ

- năm 1009, Lê long Đĩnh qua đời, triều thần chán ghét nhà Lê đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.


Các câu hỏi tương tự
Mi Mi
Xem chi tiết
Trần Dương
Xem chi tiết
Trần Minh Tuấn
Xem chi tiết
Trần Minh Tuấn
Xem chi tiết
nguyễn hoàng loan
Xem chi tiết
huy lê
Xem chi tiết
Người Thích Nghịch
Xem chi tiết
Sam Bui Le Hai
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Vy
Xem chi tiết