Bạn ơi NLXH nói chung hay là Nghị luận giải thích, chứng minh, hay bình luận nhỉ
thực ra ,đối với nlxh hay nlvh thì có rất nhiều dạng bài vì thế khó có thể đưa ra dàn ý chung chung cho tất cả ,vì vậy khi vẽ sơ đồ thì ad cần phải nêu ra dạng bài cụ thể nha!!
p/s : dù ko dính dáng đến câu trl nhưng mấy câu hỏi như ad e gặp nhiều lắm,nhiều lúc ko bt trl như thế nào luôn (hijjj)
Bạn sửa đề thành NLVH chí
a) Mở bài
Cách đơn giản nhưng đủ:
Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:
– Giới thiệu về tác giả (không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét). Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…
– Nêu được các luận đề cần giải quyết.
Cách nâng cao hơn:
-Đi từ chủ đề
-Đi bằng những nhận định văn học
b) Thân bài
– Bố cục sẽ theo các bước đó là: Luận điểm 1,2,3 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.
– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.
– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm. Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận (bài thơ, đoạn trích tác phẩm…)– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.
- Đã là nghị luận VH thì không thể thiếu đánh giá và bạn nên cho đó là luận điểm cuối ở thân bài. Đánh giá về GT nghệ thuật và GT nội dung
c) Kết bài
Dựa theo công thức:
– Tóm lại vấn đề đang trình bày
– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.
– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.