Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
"Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh mặt trời sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương ."
a) Xác định danh từ , động từ , tính từ ...(tất cả các từ loại )
b) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ và nêu tác dụng?
c) Nhân vật được nhắc tới trong đoạn văn là ai ? Vì sao lại có cảm nhận ấy ?
Cho câu văn: '' Thật là Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên''
a, Lời đánh giá trên để đánh giá nhân vật nào? Của ai? Hãy tóm tắt cuộc tiến công thần tốc của vị tướng đó để làm sáng tỏ lời đánh giá ấy (10-12 câu)
b, Phân tích ngữ pháp của câu văn trên
c, Từ lời đánh giá trên cùng việc học đoạn trích hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật được nói đến trong câu trên, trong đoạn văn sử dụng một câu dẫn trực tiếp và chỉ ra kiểu lập luận
Gíup mk vs chiều mai học rồi
Câu 1 (1,5 điểm)
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)
1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 2 (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Bác sống như trời đất của ta"
Cho câu văn: '' Thật là Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên'' (trích trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí)
a, Lời đánh giá trên để đánh giá nhân vật nào? Của ai? Hãy tóm tắt cuộc tiến công thần tốc của vị tướng đó để làm sáng tỏ lời đánh giá ấy (10-12 câu)
b, Phân tích ngữ pháp của câu văn trên
c, Từ lời đánh giá trên cùng việc học đoạn trích hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật được nói đến trong câu trên, trong đoạn văn sử dụng một câu dẫn trực tiếp và chỉ ra kiểu lập luận
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:
Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai).
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào? Chỉ rõ một phép liên kết có trong văn bản trên?
Câu 2 ( 1.0 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó.
Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản cùng với những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( khoảng 2/3 trang giấy) về ý nghĩa của thời gian với lứa tuổi học trò.