Giúp mình với nhé!
Câu 1: Nguyên nhân, hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
Câu 2: Nêu kinh tế - văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII
Câu 3: Công lao của Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với đất nước
Câu 4: Lập niên biểu hoạt động chính của phong trào Tây Sơn từ 1771 - 1792
Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Câu 1:
Nguyên nhân:
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
Hậu quả:
Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Chúc bạn học tốt!
Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ sự đoàn kết, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê. Xóa bỏ được sự chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh và giữ vững được nền độc lập của Tổ Quốc.
Sách giáo khoa sử 7 trang 131 mục 3 rất đầy đủ và chi tiết