BÀI 20. Chiến sự lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngann555

Giúp mình với ạ. Mình xin cảm ơn!

Câu 1. Nguyên cớ gì Pháp đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.

Câu 2.Nêu những trận đánh tiêu biểu của quân dân Bắc kì trong những năm 1873 -1874?

Câu 3. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Cầu Giấy lần I?

Câu 4.Nhân dân Hà Nội đã anh dũng chống Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?

Câu 5. Phân tích bối cảnh dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước 1883 và 1884 với Pháp? Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước đó?

Câu 6. So sánh nội dung giữa Hiệp ước Hác Măng (1883) và Hiệp ước Patơnôt (1884). Nhận xét về các hiệp ước này?

Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:18

Câu 1. Nguyên cớ gì Pháp đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.

Nguyên nhân:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất:

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc



Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:22

Câu 2.Nêu những trận đánh tiêu biểu của quân dân Bắc kì trong những năm 1873 -1874?

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại ô Quan Trưởng.

Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm.

–> Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân:

+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến không hợp tác với giặc.

+ Khi thành Hà Nội thất thủ nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu –> buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ cố thủ.

+ Ngày 21/12/1873 quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận –> Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.

- Năm 1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

–> Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân –> Phong trào kháng chiến kết hợp giữa chống thực dân với chống phong kiến đầu hàng.

Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:24

Câu 3. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Cầu Giấy lần I?

Diễn biến trận Cầu Giấy lần I:

- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

Kết quả:Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.Tàn quân của Gác-ni-ê rút vào trong thành cố thủ.

Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa quân sự và tâm lý hết sức quan trọng. Ở nhiều địa phương khác, cuộc kháng chiến chống Pháp nổi lên càng nhiều, khiến Pháp ngày càng bị sa lầy.


Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:26

Câu 4.Nhân dân Hà Nội đã anh dũng chống Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào?

- Quan quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sỹ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội –> thành mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức:

+Các sỹ phu không thi hành mệnh lệnh của triểu đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.

+Tiêu biểu có trận phục kích Cầu Giấy lần hai 19/5/1883 –> Rivie bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:28

Câu 5. Phân tích bối cảnh dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước 1883 và 1884 với Pháp? Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước đó?

Bối cảnh

- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục

- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao uỷ Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới.

- Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công Thuận An.

- Chiều ngày 20/8/1883 Pháp đổ bộ lên bờ.

-Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, cử đại diện là Nguyễn Văn Tường xuống Thuận An xin đình chiến. Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao uỷ Pháp Hác-măng (đại diện cao cấp của Pháp) đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới. Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương thuyết, ngày 25/8/1883 Hác-măng đưa ra bản Hiệp ước mới buộc triều đình Huế phải kí kết.

* Nội dung Hiệp ước Hác-măng:

+ Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

* Nam kì là thuộc địa

* Bắc kì là đất bảo hộ

* Trung kì triều đình quản lý

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lý quân Cờ đen, triều đình phải nhận các huân luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế).

+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

–> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Ngày 6/6/1884 Pháp ký tiếp với triều đình Huế bản Hiệp ước Patơnốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.

Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 11:30

Câu 6. So sánh nội dung giữa Hiệp ước Hác Măng (1883) và Hiệp ước Patơnôt (1884). Nhận xét về các hiệp ước này?

- Giống nhau:

+ Hai hiệp ước Hacmang (1883), Patonot (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.

+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.

+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:

+ Hiệp ước Hacmang: là tiền thân của Hiệp ước Patonot, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.

+ Hiệp ước Patonot: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patonot. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

Nhận xét: Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội ở Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.

Phúc
20 tháng 4 2020 lúc 11:47

Câu 1. Nguyên cớ gì Pháp đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? Khái quát quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.


Các câu hỏi tương tự
Trần Kỳ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Văn Hiện
Xem chi tiết
Nguyen Tam
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Huyền Trâm
Xem chi tiết
HaRi HuỆ
Xem chi tiết
Võ T. Vũ Hạ
Xem chi tiết
nguyễn bảo lâm
Xem chi tiết