Tham khảo:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
Câu 2: Nội dung chính là: Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Câu 3:
a) - Điệp từ "không có kính", "bom"
- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
b) - Điệp từ ''nhìn''
- Tác dụng: tạo nhịp điệu, nhấn mạnh cái nhìn chăm chú nhưng có phần lơ đãng, ung dung của người chiến sĩ
Câu 4: Gợi ý làm bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.Cái nhìn lạc quan vào hiện thực⟹ Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.