Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Anh Vũ

giúp mình phân tích câu ca dao:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An

mình đang cần gấp(phân tích bpnt)

TKS

Thảo Phương
7 tháng 1 2019 lúc 15:53

+Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long – Hà Nội: nét thanh lịch…

+Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

+Còn Tràng An, vốn là kinh đô của muời hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An” trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối song rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

hiep luong
7 tháng 1 2019 lúc 17:30

Có lẽ, đa số chúng ta đều dễ dàng hiểu được thông điệp ngữ nghĩa được ngụ ý trong câu ca dao này: Dù không có vị thơm (như thường có) thì cũng là loài hoa thuộc dòng hoa lài (hoa nhài). Và dù không được “lịch" (lịch lãm, từng trải) thì cũng đang mang danh là người Tràng An (theo quan niệm xưa, được hiểu là người thuộc xứ kinh kỳ).

Câu ca dao nói lên một nét đẹp đặc trưng, tinh tế và đó là niềm tự hào của mỗi công dân đã và đang sống trên mảnh đất Thăng Long từ xa xưa cho đến bây giờ. Bởi lẽ giàu có, phú quý thì nơi nơi nhiều người có, nhưng hiểu biết, lịch lãm thì không phải cứ nhiều tiền là có được. Đồng thời, câu này cũng gián tiếp nhắc nhở những con người của “Hà Nội ngàn năm văn hiến” cần phải có ý thức, bổn phận về việc trau dồi phẩm chất, sao cho xứng đáng với truyền thống đã có và đang có, với niềm tin yêu, kỳ vọng của mọi người.

Điều tôi muốn nói ở đây là bây giờ, đa số câu thứ hai trong câu ca dao trên được đọc là “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Về ngữ nghĩa, cấu trúc này không khác, thậm chí tường minh hơn (dẫu là không được thanh lịch song dù sao cũng đang được tiếng là người Tràng An - những người được tôn vinh vốn dĩ là có nét đẹp về phẩm chất (thanh nhã, lịch lãm, lịch sự…). Tuy nhiên, từ xa xưa, câu này vẫn được truyền tụng là “Chẳng thơm cũng thể hoa lài/Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An”. Theo tôi, đây mới là nguyên gốc của câu ca dao. Nó còn lưu giữ trong khá nhiều tài liệu và bản thân tôi đã đọc trong sách giáo khoa thuở nhỏ.

Trước hết, hai câu lục bát trên có sự tương đồng về cú pháp, lặp cấu trúc “chẳng x cũng thể A = không có phẩm chất x cũng vẫn là A”. Chuyện song hành cú pháp như vậy trong văn chương không hiếm. Chẳng hạn: Cơm ăn một bát sao no/Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng (ca dao); Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng/Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương/Nếu là mây tôi sẽ là một vừng mây ấm/Là người, ta sẽ chết cho quê hương… (bài hát Tự nguyện của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh). Phép lặp kép diễn ra trong các câu kế tiếp nhau tạo nên hướng lập luận và làm cho thông điệp rõ ràng, thuyết phục hơn.

“Chẳng x cũng thể A” là một cấu trúc không quen thuộc của tiếng Việt. Cấu trúc lạ này vẫn được hiểu (và không bị hiểu sai) khi nó được đặt trong hai phát ngôn mà hướng lập luận là như nhau. Lài (nhài) là một loại cây nhỡ, là hình bầu dục, hoa màu trắng mọc thành cụm, nở về đêm, có vị thơm thanh mát (Hoa đào chưa thắm đã phai/Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu). Đây là “vật chứng” quan trọng được đưa ra làm xuất phát điểm cho lập luận.

Tương tự với nét đẹp của hoa lài, người Thăng Long - Hà Nội được coi là những người có tính cách riêng, tiêu biểu cho cư dân vùng kinh thành: đẹp, lịch sự, tế nhị, từng trải, biết cách cư xử đúng mực. Chữ LỊCH ở đây nghĩa rộng hơn nhiều (lịch duyệt, lịch lãm, lịch sự, lịch thiệp…) so với thanh lịch, vốn chỉ là một nét phẩm chất (thanh nhã và lịch sự). Do đó, theo tôi, khi trích dẫn, cần phải trả câu ca dao trên về dạng “nguyên sơ” của nó, vừa thống nhất, chặt chẽ về cấu trúc, vừa hàm súc và giàu sức liên tưởng về ngữ nghĩa:

Chẳng thơm cũng thể hoa lài
Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Thuu Quỳnhh
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
TUANDEPZAI khoai to
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyen Tien Hoc
Xem chi tiết
Sung Kyung Lee
Xem chi tiết
TheLoserGamer_Bruh
Xem chi tiết