Bài 5. Trùng biến hình và trùng giày

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thảo Vân

giúp mih với nếu mt sống, cấu tạo di chuyển dinh dưỡng sinh sản của các trug : roi xanh, giày, biến hình, kiết lị ,sốt rét với ạ gấp lắm ><

Nguyễn Phương anh
26 tháng 10 2017 lúc 17:35

trùng roi xanh:

- Trùng roi sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa.

- di chuyển nhờ roi (một hay nhiều roi), vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng(ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi động vật), hô hấp qua màng cơ thể, đường lấy thức ăn ổn định nhưng đường tiêu hóa thức ăn không ổn định, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tínhtheo cách phân đôi.

-Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh và sẽ chuyển sang dị dưỡng. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng). Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khíqua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp xuất thẩm thấu của cơ thể.

-Trùng roi sinh sản vào khoảng cuối xuân, đầu mùa hạ, thường là sinh sản vô tính rất nhanh. Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia. Cuối cùng, cá thể phân đôi theo chiếu dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

Trùng giày

-

Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ,...) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nuôi cơ thể. Chất bã được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể.

Sinh sản

Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp. Chúng phân đôi trung bình gần 1 lần mỗi ngày. Quá trình tiếp hợp xảy ra có thể kéo dài tới 12 giờ ở điều kiện 16 độ C.

Nơi sống

Trùng giày sống ở những váng cống rãnh hoặc những váng nước đục. Mỗi khi đời sống gặp khó khăn (khô hạn hay thiếu thức ăn), trùng đế giày có khả năng tiết nướcthừa, thu nhỏ cơ thể lại, tiết ra lớp vỏ bọc gọi là hóa bào xác. Trong bào xác, chúng tồn tại rất lâu và có cơ hội được gió cuốn đi để phát tán đến những môi trường mới thích hợp hơn trước..

Di chuyển

Trùng giày bơi rất nhanh trong nước nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay.

Trùng biến hình

-

Cấu tạo và di chuyển

Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất, kém tiến hóa nhất trong tất cả các động vật nguyên sinh. Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể trùng biến hình trần luôn biến đổi hình dạng.

Dinh dưỡng

Khi một chân giả tiếp cận mồi, lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh, tạo thành một "lỗ nhỏ" ở giữa cơ thể trùng biến hình (không bào tiêu hoá) Chúng tiêu hoá thức ăn nhờ dịch tiêu hoá (tiêu hoá nội bào).

Sự trao đổi khí(lấy ôxi, thải CO2) của trùng biến hình trần thực hiện qua bề mặt cơ thể. Nước thừa được tập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được chuyển từ bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

Sinh sản

Khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn,nhiệt độ,...), trùng biến hình trần sinh sản theo hình thức phân đôi.

Trùng kiết lỵ

Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu ,Trao đổi chất qua màng tế bào

Phát triển :Trong môi trường -> kết bào xác->  vào ruột người-.>  chui ra khỏi bào xác -> bám vào thành ruột gây nên các vết loét

Sinh sản Phân ra nhiều cơ thể mới

Trùng sốt rét

Dinh dưỡng :Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu. Thực hiện trao đổi chất qua màng tế bào

Phát triển: Trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen -> máu người -> chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu Sinh sản: Phân ra nhiều cơ thể mới Phân ra nhiều cơ thể mới

Tử Đằng
28 tháng 10 2017 lúc 6:17
I.Trùng biến hình (amip): 1/Cấu tạo ngoài và di chuyển: a)Cấu tạo: -Gồm một tế bào có: +Chất nguyên sinh lỏng, nhân. +Không bào tiêu hóa, không bào co bóp. b)Di chuyển: -Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía). 2/Dinh dưỡng: -Tiêu hóa nội bào: +Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...) +Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi +Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh +Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa -Bài tiết: chất thừa dần đến không bào co bóp -> thải ra ngoài ở mọi vị trí trên cơ thể -Trao đổi qua màng không khí 3/Sinh sản: -Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

YouTube Video

II.Trùng giày: 1/Dinh dưỡng: -Thức ăn->miệng->hầu->tiêu hóa ở không bào tiêu hóa(biến đổi nhờ enzim tiêu hóa) -Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể 2/Sinh sản: -Vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang -Hữu tính: bằng cách tiếp hợp

Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT I.Trùng kiết lị: -Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột -Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị. -Trùng kiết lị có chân giả rất ngắn II.Trùng sốt rét: 1/Cấu tạo và dinh dưỡng: -Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào -Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen 2/Vòng đời: -Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu Bảng So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Các đặc điểm cần so sánh
Đối tượng
so sánh
Kích thước
(so với hồng cầu)
Con đường truyền bệnh dịch Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh
Trùng kiết lị Lớn hơn Ống tiêu hóa Ruột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu Kiết lị
Trùng sốt rét Nhỏ hơn Muỗi Anôphen Máu người
Ruột và nước bọt của muỗi
Thiếu máu, suy nhược cơ thể Sốt rét
3/Bệnh sốt rét ở nước ta: -Bệnh sốt rét ở nước ta đã được giảm dần tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bật phát ở một số nơi.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thúy
Xem chi tiết
Trần Thu Anh
Xem chi tiết
nguyễn thị phương thảo
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
lưu tường vân
Xem chi tiết
mjajkajjaa
Xem chi tiết
HTV Gamer
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nghĩa
Xem chi tiết
Vobaochau
Xem chi tiết