Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hồng Pha

Giới thiệu về nhân vật Thúy Kiều.

Thảo Nguyễn
27 tháng 7 2017 lúc 22:00

Thúy Kiều thường gọi là nàng kiều hay Kiều là nhân vật chính trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du lấy hình tượng cuộc đời Vương Thúy Kiều một kỹ nữ thời nhà minh của trung quốc sinh ra trong một gia đình thường thường bậc trung nhưng là gia đình gia giáo hạnh phúc Kiều là chị cả hai em là Thúy Vân và Vương Quan

Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 7 2017 lúc 9:10

Thúy Kiều (Chữ Nho: 翠翹), thường gọi là nàng Kiều hay Kiều, là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy hình tượng từ cuộc đời Vương Thúy Kiều, một kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc.

Lê Ánh
28 tháng 7 2017 lúc 9:52

Thúy Kiều , thường gọi là nàng Kiều hay Kiều, là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy hình tượng từ cuộc đời Vương Thúy Kiều, một kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc.

Vẻ đẹp hình thức[sửa | sửa mã nguồn]

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Tả Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp đặc tả đôi mắt để qua đó nói lên vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn, nhân cách của nhân vật. Kiều đẹp đến mức hoa ghen liễu hờn, thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị, vì thế mà số phận long đong cực khổ. Điều này cho thấy sắc đẹp của Kiều đã đạt đến độ hoàn mĩ.

Vẻ đẹp về tâm hồn[sửa | sửa mã nguồn]

Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa cảm: khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết.

Kiều là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.

Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không thể nguôi nhớ về cha mẹ.

Kiều có một trái tim chung thuỷ, có một tấm lòng vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim - Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh.

Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim - Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

Vẻ đẹp tài năng[sửa | sửa mã nguồn]

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Kiểu giỏi về âm luật, giỏi đến mức "làu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay "ăn đứt" bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một "thiên bạc mệnh" nghe buồn thê thiết "não nhân", làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, hoạ hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

"Một vừa hai phải ai ơi!

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen"

Hoàn cảnh gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân vàVương Quan.

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Cuộc đời éo le[sửa | sửa mã nguồn]

Do gia đình dính phải án oan sai, cha và Vương Quan bị bắt về nha môn. Kiều đã bán thân mình chuộc cha, nàng còn phải hy sinh luôn hạnh phúc đời mình, phải nhờ cậy đến em Thúy Vân thay mình chăm sóc cho Kim Trọng. Kiều là người bị hoa ghen liễu hờn không được sự khiêm nhường của hoa như Thúy Vân

Bị hành hạ về thể xác[sửa | sửa mã nguồn]

Là một cô gái liễu yếu đào tơ nhưng phải chịu đánh đập. Tú Bà sau khi lừa được Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích đã đánh đập Thuý Kiều rất dã man. Sau đó Thuý Kiều lại phải chịu một trận đòn của Thúc ông "uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa" hay " Trúc côn ra sức đập vào/Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh.".

Bị đày đoạ về tinh thần[sửa | sửa mã nguồn]

Mối tình đầu vừa chớm nở, Kiều đang sống trong hạnh phúc vậy mà phải trao duyên cho em gái, buộc phải quên đi hạnh phúc mà mình đã nắm trong tầm tay. Từ một cô gái sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", Kiều bỗng dưng trở thành hàng hoá để người ta xem xét, so đo, cò kè, ngã giá. Đây là sự xúc phạm đến nhân phẩm, vì thế trong suốt cuộc mua bán, Kiều chỉ biết câm lặng đau khổ.

Từ một cô gái trinh trắng, Kiều đã rơi vào lầu xanh, đây là nỗi khổ, nỗi nhục lớn nhất mà Kiều phải chịu đựng, phải chịu cảnh "Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm"

Khi là vợ Thúc Sinh, Kiều đã phải đàn hát thâu đêm để cho Thúc Sinh và Hoạn Thư uống rượu, thưởng đàn. Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải đã mang đến cho Kiều cuộc sống hạnh phúc và đưa Kiều lên vị trí xứng đáng nhưng rồi Kiều đã nhẹ dạ cả tin, khuyên Từ Hải ra hàng và khiến Từ Hải thua trận phải chết đứng.

Khi chồng vừa chết, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho tên thổ quan và phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn.

Thuý Kiều là điển hình cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Lê Ánh
28 tháng 7 2017 lúc 9:52

Thúy Kiều , thường gọi là nàng Kiều hay Kiều, là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy hình tượng từ cuộc đời Vương Thúy Kiều, một kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc.

Vẻ đẹp hình thức

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Tả Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp đặc tả đôi mắt để qua đó nói lên vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn, nhân cách của nhân vật. Kiều đẹp đến mức hoa ghen liễu hờn, thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị, vì thế mà số phận long đong cực khổ. Điều này cho thấy sắc đẹp của Kiều đã đạt đến độ hoàn mĩ.

Vẻ đẹp về tâm hồn

Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa cảm: khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết.

Kiều là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.

Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không thể nguôi nhớ về cha mẹ.

Kiều có một trái tim chung thuỷ, có một tấm lòng vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim - Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh.

Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim - Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

Vẻ đẹp tài năng

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Kiểu giỏi về âm luật, giỏi đến mức "làu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay "ăn đứt" bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một "thiên bạc mệnh" nghe buồn thê thiết "não nhân", làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, hoạ hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

"Một vừa hai phải ai ơi!

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen"

Hoàn cảnh gia đình

Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân vàVương Quan.

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Cuộc đời éo le

Do gia đình dính phải án oan sai, cha và Vương Quan bị bắt về nha môn. Kiều đã bán thân mình chuộc cha, nàng còn phải hy sinh luôn hạnh phúc đời mình, phải nhờ cậy đến em Thúy Vân thay mình chăm sóc cho Kim Trọng. Kiều là người bị hoa ghen liễu hờn không được sự khiêm nhường của hoa như Thúy Vân

Bị hành hạ về thể xác

Là một cô gái liễu yếu đào tơ nhưng phải chịu đánh đập. Tú Bà sau khi lừa được Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích đã đánh đập Thuý Kiều rất dã man. Sau đó Thuý Kiều lại phải chịu một trận đòn của Thúc ông "uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa" hay " Trúc côn ra sức đập vào/Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh.".

Bị đày đoạ về tinh thần[sửa | sửa mã nguồn]

Mối tình đầu vừa chớm nở, Kiều đang sống trong hạnh phúc vậy mà phải trao duyên cho em gái, buộc phải quên đi hạnh phúc mà mình đã nắm trong tầm tay. Từ một cô gái sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", Kiều bỗng dưng trở thành hàng hoá để người ta xem xét, so đo, cò kè, ngã giá. Đây là sự xúc phạm đến nhân phẩm, vì thế trong suốt cuộc mua bán, Kiều chỉ biết câm lặng đau khổ.

Từ một cô gái trinh trắng, Kiều đã rơi vào lầu xanh, đây là nỗi khổ, nỗi nhục lớn nhất mà Kiều phải chịu đựng, phải chịu cảnh "Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm"

Khi là vợ Thúc Sinh, Kiều đã phải đàn hát thâu đêm để cho Thúc Sinh và Hoạn Thư uống rượu, thưởng đàn. Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải đã mang đến cho Kiều cuộc sống hạnh phúc và đưa Kiều lên vị trí xứng đáng nhưng rồi Kiều đã nhẹ dạ cả tin, khuyên Từ Hải ra hàng và khiến Từ Hải thua trận phải chết đứng.

Khi chồng vừa chết, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho tên thổ quan và phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn.

Thuý Kiều là điển hình cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đạt Trần
28 tháng 7 2017 lúc 18:00

Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ luôn gắn liền với tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện tập trung xoay quanh cuộc đời sóng gió của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực đen tối của xã hội phong kiến khiến cho nàng phải trải qua những đau thương vô cùng tận. Thế nhưng, trong đau khổ, ở Kiều vẫn ánh lên vẻ đẹp của một người con gái đẹp với phẩm hạnh cao quý của mình.


Các câu hỏi tương tự
lehuyentrang
Xem chi tiết
lekhoi
Xem chi tiết
Lưu Ly
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
bùi thị thu uyên
Xem chi tiết
nguyễn trướng phi
Xem chi tiết