Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thành Chung

Giới thiệu về mâm ngũ quả ngày Tết.

Flash Dora
27 tháng 1 2019 lúc 19:28

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

Mâm ngũ quả bao gồm năm loại trái cây mà theo quan niệm của phong thủy thuật số là năm yếu tố cấu thành nên càn khôn, vũ trũ, đó chính là Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thường gọi là ngũ hành. Nhưng theo quan niệm dân gian thì ngũ quả cũng có nghĩa là ngũ cốc, năm loại cây có hạt được vua Thần Nông truyền dạy cho con người trồng trọt từ thuở khai thiên lập địa, đó là: Gạo, nếp, lùa mì, mè và , đậu (tiếng Hán Việt cổ gọi là Đạo, thử, tắc, mạch, thục). Nhưng trên mâm ngũ quả thì không thấy năm loại cây có hạt này mà chúng ta thấy có năm loại trái cây mà người dân Việt hay chưng và gọi tên theo vần điệu, ám chỉ cho ước nguyện về một đời sống hưng thịnh là: Cầu, dừa, đủ, xoài, thơm.
Cầu là trái mãng cầu hay quả na (gọi theo miền Bắc), Vừa là trái dừa (mà người Nam đọc trại ra là vừa), Đủ là trái đu đủ, Xài là trái xoài, Thơm là trái dứa, trái thơm. Ước nguyện thật nhỏ nhoi, khiêm nhường biết bao, như một lời cầu nguyện mong ông bà tổ tiên và trời đất chứng minh cho ước nguyện nhỏ nhoi đó là: "Cầu vừa đủ xài thơm". Nhưng cái ước nguyện chất phác và dung dị ấy có phải ai cũng làm đúng như vậy. Có ai cầu vừa đủ xài đâu, mà hầu như ai cũng cầu cho dư giả, càng dư nhiều càng tốt chứ thời buổi này là thời buổi nào mà cầu cho đủ xài. Biết bao nhiêu cho đủ và có bao nhiêu mới gọi là đủ?
Thành ra mâm ngũ quả ngày nay cứ có cái gì chất hết lên là bảo đảm nhất, càng dư càng tốt. Mâm ngũ quả thành ra mâm bách quả (trăm loại quả), vì thành quả lao động ngày nay không chỉ có nông nghiệp mà còn có công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...còn chưa nói đến thất nghiệp nữa!!! Có nhà chưng dưa hấu chung với thơm, bười, mận, xoài, sung, nhãn, quýt...Nói chung là ngoài cầu vừa đủ xài thơm ra còn có cả sung cho sung túc, bưởi,lựu, cam, quýt (những loại trái cây có nhiều múi, tép, hạt) cho có con đàn cháu đống,v..v..


Nhưng thật ra, ý nghĩa của mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của một năm công với ước nguyện về một cuộc sống an nhàn, sung túc của người dân Việt trong ngày Tết dành dâng lên trời đất, ông bà chính là một nét văn hóa độc đáo mang tính nhân văn của dân tộc ta. Nó không chỉ biểu hiện cho tấm lòng thành kính tri ân của con cháu dành cho trời đất và ông bà tiên tổ mà nó còn thể hiện ý chí vươn lên vì một cuộc sống ấm no, giàu mạnh của con người trong mọi thời đại, dù ở thành thị hay thôn quê thì ai cũng đều mong cầu một đời sống như vậy.
Muốn có một mâm ngũ quả đẹp thì có thể chưng bao nhiêu loại trái cây cũng được, miễn là có nhiều màu sắc càng tốt, nói theo quan niệm phong thủy thì có đủ ngũ hành là năm yếu tố cấu thành nên trời đất, biểu tượng cho trời đất. Màu xanh của bưởi, dưa hấu, dừa, mãng cầu trộn lẫn với màu đỏ của mận, quýt, sung và xem lẫn màu vàng của xoài, đu đủ sẽ tạo nên nét đẹp sống động cho mâm trái cây chưng trên bàn thờ trong ba ngày Tết.


Thường thì nên có một nãi chuối sứ hoặc chuối cao làm chân cho chắc, phía sau nên dựng một quả bưởi, dừa, dưa hấu hoặc thơm để làm điểm tựa rồi chen những quả quýt, cam, mận, mãng cầu tây hoặc mãng cầu ta xung quanh cho chắc, sau đó chất các loại trái cây nhỏ lên trên và nhớ chú ý là phải chèn cho chắc để tạo sự đan kết vững vàng, không rời rạt cho mâm trái cây. Tốt nhất là cứ đặt một chân quả tử (loại chân bằng gỗ chạm rồng có ba chân) lên bàn thờ, chọn một cái dĩa (đĩa) thật lớn bằng sành đặt lên chân quả tử, sau đó bắt đầu chưng trái cây lên. Nếu muốn mâm trái cây đẹp thì nên chứng xen kẽ màu sắc của từng loại trái cây và đặt mỗi thứ ở một vị trí thích hợp, chắc chắn. Nên chưng theo hình thế từ rộng lên đến hẹp theo hình chóp tức là từ thấp rộng lên cao thì nhỏ dần. Bên cạnh mâm ngũ quả cũng nên có những lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trà, rượu, bánh, mứt, một bình hoa la dênh đỏ hoặc cúc vàng, đặc biệt không thể thiếu một cành mai vàng hay một nhánh đào đỏ là linh hồn của ngày Tết cổ truyền.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của người Việt ta. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam.

Chúc bn học tốt^-^

Võ Bảo Vân
27 tháng 1 2019 lúc 17:03

Ngày tết dù ở thành thị hay nông thôn dù giàu hay nghèo, trên bàn thờ tổ tiên nhà nào cũng có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả được bày biện sao cho đẹp mắt mà còn được gia chủ gửi gắm nhiều ước nguyện.

Không biết phong tục này có từ bao giờ?Phải chăng vì đất nước ta nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu thuận lợi, cây cối tốt tươi. Nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộn. Hoa quả là lộc của thiên nhiên đất trời. Dâng lộc trời cúng ông bà tổ tiên vào mùa xuân là tục lệ đẹp đậm chất nhân văn.

Nước ta còn ảnh hưởng bởi nhiều quan niệm văn hóa của người phương Đông xưa. Người Phương Đông xưa cho rằng thế giới được tạo nên từ năm yếu tố gọi là Ngũ Hành: Kim; Mộc; Thủy; Hỏa; Thổ. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người Phương Đông. Vì thế trên bàn thờ người Phương Đông bày năm loại quả tương đương với thuyết ngũ hành. Còn có thể đan cài thêm nhiều loại quả khác.

Cúng khoảng 29 – 30 tháng chạp <12 âm lịch> thì nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả. Khi xưa ông bà ta thường bày mâm ngũ quả trên một cái mâm bằng gỗ tiện sơn son thiếc vàng có chân gọi là mâm bồng. Ngày nay không có mâm bồng thì thay bằng một chiếc đĩa to nhưng nên đặt trên chồng bánh trưng để tạo dáng cao, uy nghiêm thành kính.

Năm loại quả ở mỗi miền lại khác nhau tùy thuộc vào sản vật của từng địa phương phù hợp với đặc trưng khí hậu của vùng miền. Ở miền Bắc thường có: Chuối, bưởi, đào, quýt, hồng nếu không tìm được một vài loại quả có thể thay bằng một số khác. Ở miền Nam thường có sung, dừa, đu đủ, xoài, mãng cầu. Ngày nay do sự thông thương vận chuyển Bắc – Nam thuận lợi nên có nhiều loại đường dùng chung như: Xoài, Thanh Long, Nho,…Ngoài ra còn sử dụng quả trứng gà, quất…

Thường đặt nải chuối xuống dưới cùng nếu không có nải chuối to thì có thể dùng nải chuối vừa ghép với nhau. Phải chọn chuối quả đều, vừa, già có màu xanh tượng trưng cho màu của ước vọng, sự sống trẻ trung ứng với mùa xuân, nải chuối như bàn tay ngửa hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt dâng hiến cho đời, nải chuối xòe ra còn mang nghĩ bao bọc trở tre. Tiếp đến là quả bưởi chín vàng. Màu vàng tượng trưng cho sự trù phú, thành đạt, danh giá phú quí, trời ban phúc lộc. Tiếp đến là cam xếp quanh bưởi hoặc hồng hoặc thanh long chín đỏ. Màu đỏ gợi sự may mắn no đủ, ấm áp. Màu đỏ rất được ưa chuộng trong năm mới. Tiếp đến là đào hoặc roi ngà lại gợi sự tinh khiết trong trẻo mát lành. Trên cùng có thể là chùm sung hoặc chùm nho gợi sự sung túc đủ đầy hoặc quả đu đủ cầu mong đủ tiêu đủ dùng. Quất chín đỏ được đan cài xung quanh nải chuối cho đẹp mắt. Còn người miền Nam bày mâm ngũ quả với ước nguyện: Cầu – sung – vừa – đủ – xài.

Mâm ngũ quả phải có sự phối màu đẹp mắt. Người ta ưa chuộng màu sắc rực rỡ nhất là đỏ và vàng. Màu đỏ vàng nổi bật trên phong nền xanh của chuối. Dáng mâm ngũ quả phải bề thế vút lên theo hình tháp. Có thể xếp theo hai hoặc ba tầng quả nọ đỡ quả kia hướng tới một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và mong ước nhiều điều tốt lành nhất. Mỗi loại quả có mùi vị màu sắc riêng tạo nên sự hài hòa trong cái chung.

Tục bày mâm ngũ quả vào ngày tết là nét đẹp không thể thiếu trong truyền thống, văn hóa của dân tộc, những sản phẩm này kết tinh từ công sức mồ hôi của người lao động. Kính dâng lên đất trời thần thánh trong giờ phút thiêng liêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn tư tưởng hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt đã bao đời nay.