trên là tài liệu của mình, bạn tham khảo nhé, hi vọng giúp đc bạn!
Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.
Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.
Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.
Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.
Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.
Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.
Tham Khảo
Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo khoác ngoài màu thầm, bên trong là chiếc áo cánh sen, áo mỡ gà,... làm cho người phụ nữ quê ta trở nên duyên dáng, xinh đẹp và trang trọng.
Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lề Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.
Chiếc áo dài tân thời ngày nay vốn là chiếc áo dài tứ thân được cải tiến. Ống tay dài thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên ‘eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím,... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
Trong lễ hội, hình ảnh các thiếu nữ xuất hiện trong chiếc áo dài tân thời, người đi xem cảm thấy như đàn bướm sặc sỡ đang bay lượn giữa vườn hoa xuân.
Thứ hai hằng tuần, trường em quy định giáo viên nữ mặc áo dài trắng, các giáo viên nam mặc vét, thắt ca-vát, đi giầy. Lễ chào cờ hàng tuần trở nên long trọng; sân trường như sáng bừng lên.
Chiếc áo dài màu trắng điểm hoa, chiếc áo dài màu xanh da trời, màu tím Huế đã làm tôn vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam trang nhã, trinh trắng hơn, mềm mại, tươi đẹp hơn.
Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo khoác ngoài màu thầm, bên trong là chiếc áo cánh sen, áo mỡ gà,... làm cho người phụ nữ quê ta trở nên duyên dáng, xinh đẹp và trang trọng.
Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lề Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.
Chiếc áo dài tân thời ngày nay vốn là chiếc áo dài tứ thân được cải tiến. Ống tay dài thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên ‘eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím,... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
Trong lễ hội, hình ảnh các thiếu nữ xuất hiện trong chiếc áo dài tân thời, người đi xem cảm thấy như đàn bướm sặc sỡ đang bay lượn giữa vườn hoa xuân.
Thứ hai hằng tuần, trường em quy định giáo viên nữ mặc áo dài trắng, các giáo viên nam mặc vét, thắt ca-vát, đi giầy. Lễ chào cờ hàng tuần trở nên long trọng; sân trường như sáng bừng lên.
Chiếc áo dài màu trắng điểm hoa, chiếc áo dài màu xanh da trời, màu tím Huế đã làm tôn vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam trang nhã, trinh trắng hơn, mềm mại, tươi đẹp hơn.