Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 Nguyễn Hạ Băng

Giới thiệu về 1 loài cây

Nguyễn Linh
3 tháng 1 2018 lúc 20:04

Đi khắp đất nước Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những bụi chuối, vườn chuối xanh um trước ngõ, sau vườn. Chuối là loài cây dễ thích nghi, có thể sống được trên nhiều vùng đất khác nhau, từ miền núi, trung du đến đồng bằng châu thổ. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng chuối, không nhiều thì ít.
Cây chuối gồm các bộ phận: củ, thân, lá, hoa và quả.

Củ chuối là thân chính, mọc ngầm dưới đất, xung quanh có rễ, làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và sinh sản ra các cây chuối con. Thân chuối là thân giả, do các bẹ ốp lại mà thành, giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân chuối nhẵn bóng, hình trụ, cao khoảng vài mét trở lên. Lá chuối mọc ở đầu mỗi bẹ, xung quanh ngọn. Mỗi tàu gồm một cuống lá dài chạy dọc giữa bản lá rộng cỡ bốn đến năm tấc, dài gần hai mét.

Khi cây chuối trưởng thành, hoa chuối trổ từ chính giữa ngọn. Cuống hoa lớn, búp hoa thon dài, có nhiều cánh màu nâu đỏ. Dưới mỗi cánh là một nải non, gồm hai tầng quả, đầu mỗi quả có túi phấn vàng, hơi dính. Một hoa có thể cho một buồng từ năm đến mười nải, mỗi nải khoảng trên chục quả. Quả chuối lúc non màu xanh nhạt, lúc già xanh đậm. Sau vài tháng, cắt xuống ủ chín, quả sẽ có màu vàng.

Nước ta có rất nhiều giống chuối. Phổ biến nhất là chuối tiêu, được trồng nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ (còn gọi là chuối già). Chuối tiêu ưa đất thịt pha cát, nhất là đất bãi bổi ven sông. Chuối tiêu chín có vị thdm ngọt, đậm đà. Người miền Bắc rất ưa chuộng chuối tiêu, nhất là chuối trứng cuốc (vỏ có những đốm nâu giống như trứng chim cuốc), ăn chung với cốm Vòng, là một món quà ngon tuyệt của mùa thu. Chuối tiêu còn làm mứt để xuất khẩu, dùng chung với nước trà nóng rất ngon. Chuối tây (còn gọi là chuối sứ), thích hợp với đất trung du và miền núi, mọc nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Quả chuối ngắn và to, chất lượng không bằng chuối tiêu.


Chuối cau ít được trồng vì cây nhỏ, trái nhỏ, năng xuất thấp. Tuy thế chuối cau lại quý hiếm vì thường được dùng để cúng trong dịp ngày rằm, mùng một Âm lịch hằng tháng. Ngày xưa, người ta còn gọi chuối cau là chuối tiến vua.Chuối hột cây cao từ bốn đến năm mét, lá dài và rộng, xanh thẫm. Quả ngắn hình lục lăng, chứa nhiều hạt. Lúc non bào mỏng ăn kèm với các loại rau thơm, rau sống trong các món nướng, món gỏi, thịt luộc, tôm chua… làm tăng hương vị. Quả già phơi khô, sao vàng rồi đem ngâm rượu, thành một vị thuốc chữa bệnh nhức mỏi khá công hiệu.

Chuối lá mật (chỉ có ở miền Bắc) hình dáng gần giống như chuối hột nhưng trong quả chỉ có vài hột màu đen giống như hạt tiêu. Lúc chín mềm, bóc sơ lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô làm mứt, dẻo và ngon, ở miền Tây Nam Bộ còn có một loại chuối đặc biệt là chuối sáp, chỉ ăn được sau khi luộc chín. Đông Nam Bộ còn có chuối bom, quả to, màu đỏ sẫm, vị ngọt hơi chua…

Chuối chín vừa ngon vừa rẻ, ta có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày, còn chuối xanh lại có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Chuối tiêu xanh lột bỏ vỏ, xắt chéo, luộc qua với nước muối cho ra hết nhựa chát, rồi nấu chung với lươn, ếch, thịt ba rọi, đậu phụ, nghệ, mẻ, hành hoa, lá lốt, tía tô… thành món lươn bung, ốc bung… ăn một lần nhớ một đời. Củ chuối tây non gọt sạch, thái nhỏ, luộc bỏ nước chát, nấu giống như chuối xanh, giòn và ngọt bởi thẩm thấu tất cả các vị thơm ngon, bùi béo của món ăn. Giờ đây, những món dân gian ấy đã thành đặc sản trong các nhà hàng cao cấp, gợi cho người xa xứ nhớ tới hương vị đồng quê.

Thân chuối non bào mỏng, trộn chùng với các loại rau thơm, rau diếp xắt chỉ, thành món rau ghém không thể thiếu cho bún riêu cua, bún riêu ốc, canh dấm cá… Thân chuối già xắt mỏng, băm nhỏ trộn cám làm thức ăn cho bò, lợn, vịt, gà… rất tốt. Lá chuối non gói bánh chưng, bánh giò, bánh tét, bánh ít, giò lụa… Lá chuối già gói thực phẩm tươi sống. Lá chuối khô làm nút đậy chai rượu, đậy bình đựng đồ khô rất kín. Rượu làng Vân nút lá chuối khô nổi tiếng cả trong và ngoài nước… Bẹ chuối khô làm nguyên liệu đan đồ mỹ nghệ xuất khẩu… Chuối cũng là hình ảnh thân thuộc trong truyện của Nam Cao, thơ Trần Đăng Khoa… Người nước ngoài đến Việt Nam rất thích ăn chuối. Chuối là loại trái cây xuất khẩu có giá trị cao.

Chuối là loại cây đem lại lợi ích rất lớn cho con người. Nó gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Hình ảnh thân thuộc của bụi chuối sau vườn, cây chuối đầu hè, nải chuối trên mâm ngũ quả ngày Tết cúng tổ tiên, ông bà… đã ỉn sâu trong tâm tưởng của mỗi chúng ta.
Nguyễn Trần Nhật Minh
3 tháng 1 2018 lúc 20:06

Cây bàng luôn gắn bó với tuổi thơ, với tuổi học trò và trở nên quen thuộc gần gũi vời nhiều người dân Việt Nam. Nó không chỉ cho bóng mát, cho không khí trong lành mà còn cho nhấm nháp một vị bùi, vị chát hiếm thấy của quả bàng.

Bàng được trồng ở rất nhiều nơi, trong mỗi con đường, mỗi sân trường. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Lá của chúng có nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một góc sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Cây bàng là loại cây thân gỗ tròn, thẳng màu nâu sẫm. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.

Khi trời bắt đầu vào thu, những chiếc lá chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Vài ngày sau đó biến sang mầu đỏ tía và dưới tác động nhẹ của gió thu, những chiếc là đã bứt khỏi cảnh, chao liệng theo gió rồi rơi xuống đất. Cứ như thế cho đến khi cái lạnh giá buốt ấp đến thì trên cây bàng đã trụi lá, không còn chiếc lá nào. Tuy trụi lá nhưng cây bàng vẫn hiên ngăng đứng giũ gió rét và căng tràn nhựa sống.

Khi tết đến xuân về những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Chỉ vài ngày sau đó mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm và phát triển rất nhanh, chẳng mấy bữa chúng đã như những chiếc lá trưởng thành.

Mùa hè đến cây bàng lại oằn mình lên chống chọi với cái nắng để che bóng mát cho mọi người. Nhất là đám học sinh có thể thoải mái vui đùa dưới gốc bàng dù cái nắng có chói chang. Trên những cành lá chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Người ta có thể trồng bàng để lấy bóng mát, để làm đẹp cho cảnh vật. Khi cần thiết gỗ bàng có thể làm các vật dụng hữu ích cho con người. Các bộ phận, rễ, lá cảnh cũng có thể làm chất đốt phục vụ bà con.

Khi con người lớn lên, sẽ không có thời gian để gần gũi với cây bàng nhiều nữa, nhưng những kỉ niệm về cây bàng thời thơ ấu thì vẫn còn nguyên đây. Cây bàng thật có ý nghĩa về tinh thần và đem lại nhiều công dụng cho con người.

Nguyễn Linh
3 tháng 1 2018 lúc 20:03

Đối với tuổi học trò, cây phượng và cây bàng là hai loại cây đẹp nhất và có nhiều ký niệm nhất. Nhưng ở đây, em chỉ xin nói đến một loài cây mà gắn bó với em trong suốt quãng đời học sinh, đó là cây phượng.

Cây phượng quả là một loài cây biết tạo cho thế hệ học sinh như chúng em những cảm xúc, niềm say mê trong học tập. Nhìn thấy chúng, em cảm thấy như cuộc đời tươi đẹp hơn vì quãng đời học sinh còn dài, bao nhiêu tình cảm như được cây phượng chia sẻ, cảm thông và mách bảo rằng hãy cố gắng tiến bước không được lùi bước trước khó khăn thử thách.

Mỗi ngày đến trường em đều nhìn thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào em. Những cây phượng cao hơn nóc nhà nhưng cành lá không dược sum suê như cây bàng, không che rợp dược cả một quãng đường. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay là ôm đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc. Mỗi sớm mai tiếng chim hót líu lo trong tán lá xanh nghe thật vui tai. Khi nghe được tiếng chim hót này, một ngày mới đã bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp và sôi động. Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm không giống như lá cây bàng to có thể che đầu lúc mưa lúc nắng, lá mọc song song hai bên cuống, trông xa như đuôi con chim phượng. Ngày còn bé, bọn trẻ con trong xóm tuốt hết lá đi rồi buộc túm cuống lại với nhau thành một cây vợt bắt bướm, rất thú vị.

Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông: Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng). Nhuỵ hoa phượng thường được làm để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong.

Khi tiếng ve kêu ra rả cũng là báo hiệu mùa hè đến, mùa thi sắp đến và cùng là mùa của sự chia tay. Và đây cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cá một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây, làm rực sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống, cây phượng già như được trẻ lại.

Hết mùa hè, hoa phượng tàn dần, cánh phượng rơi lả tả bay theo chiều gió. Lúc này, quả phượng non, có màu xanh, mỏng, dài khẽ đung đưa trên cành. Cây phượng trở lại với vẻ đẹp mộc mạc, thân quen của nó.

Nhắc đến phượng thì không thể không nhắc đến những kỷ niệm của tuổi học trò "nhất quỷ, nhì ma" này. Lúc ra chơi, mọi người thường ngồi xuống ngắm cành hoa lá, dựa vào thân cây nho nhỏ và xù xì; cũng có thể ngồi học bài, đọc sách. Lúc đó cảm tưởng mọi việc trở nên yên tĩnh, cuộc sống không còn sự ồn ào náo nhiệt.

Vì cây phượng đẹp như vậy, đáng yêu như vậy nên mọi người thường dành cho cây phượng những tình cảm tốt đẹp nhất và đặt cho nó một tên gọi thân thương: hoa học trò. Sau này khi lớn lên, tuồi học sinh đã qua nhưng mỗi khi nhìn thấy cây phượng chắc chắn những kỷ niệm sẽ hiện lên, trào dâng trong lòng như chính thời điểm đó.


Nguyễn Linh
3 tháng 1 2018 lúc 20:04

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.


Ran Shibuki
3 tháng 1 2018 lúc 20:07

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi...

2. Các loại tre:

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng...

3. Đặc điểm:

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh... Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp: Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người. Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ... Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre. Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre...

c. Trong chiến đấu:

Tre là đồng chí... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh... Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 20:09

Đối với tuổi học trò, cây phượng và cây bàng là hai loại cây đẹp nhất và có nhiều ký niệm nhất. Nhưng ở đây, em chỉ xin nói đến một loài cây mà gắn bó với em trong suốt quãng đời học sinh, đó là cây phượng.

Cây phượng quả là một loài cây biết tạo cho thế hệ học sinh như chúng em những cảm xúc, niềm say mê trong học tập. Nhìn thấy chúng, em cảm thấy như cuộc đời tươi đẹp hơn vì quãng đời học sinh còn dài, bao nhiêu tình cảm như được cây phượng chia sẻ, cảm thông và mách bảo rằng hãy cố gắng tiến bước không được lùi bước trước khó khăn thử thách.

Mỗi ngày đến trường em đều nhìn thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào em. Những cây phượng cao hơn nóc nhà nhưng cành lá không dược sum suê như cây bàng, không che rợp dược cả một quãng đường. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay là ôm đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc. Mỗi sớm mai tiếng chim hót líu lo trong tán lá xanh nghe thật vui tai. Khi nghe được tiếng chim hót này, một ngày mới đã bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp và sôi động. Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm không giống như lá cây bàng to có thể che đầu lúc mưa lúc nắng, lá mọc song song hai bên cuống, trông xa như đuôi con chim phượng. Ngày còn bé, bọn trẻ con trong xóm tuốt hết lá đi rồi buộc túm cuống lại với nhau thành một cây vợt bắt bướm, rất thú vị.

Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông: Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng). Nhuỵ hoa phượng thường được làm để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong.

Khi tiếng ve kêu ra rả cũng là báo hiệu mùa hè đến, mùa thi sắp đến và cùng là mùa của sự chia tay. Và đây cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cá một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây, làm rực sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống, cây phượng già như được trẻ lại.

Hết mùa hè, hoa phượng tàn dần, cánh phượng rơi lả tả bay theo chiều gió. Lúc này, quả phượng non, có màu xanh, mỏng, dài khẽ đung đưa trên cành. Cây phượng trở lại với vẻ đẹp mộc mạc, thân quen của nó.

Nhắc đến phượng thì không thể không nhắc đến những kỷ niệm của tuổi học trò "nhất quỷ, nhì ma" này. Lúc ra chơi, mọi người thường ngồi xuống ngắm cành hoa lá, dựa vào thân cây nho nhỏ và xù xì; cũng có thể ngồi học bài, đọc sách. Lúc đó cảm tưởng mọi việc trở nên yên tĩnh, cuộc sống không còn sự ồn ào náo nhiệt.

Vì cây phượng đẹp như vậy, đáng yêu như vậy nên mọi người thường dành cho cây phượng những tình cảm tốt đẹp nhất và đặt cho nó một tên gọi thân thương: hoa học trò. Sau này khi lớn lên, tuồi học sinh đã qua nhưng mỗi khi nhìn thấy cây phượng chắc chắn những kỷ niệm sẽ hiện lên, trào dâng trong lòng như chính thời điểm đó.

O=C=O
3 tháng 1 2018 lúc 20:11

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

nguyen thi vang
4 tháng 1 2018 lúc 5:54

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.


Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 1 2018 lúc 12:07

Đối với tuổi học trò, cây phượng và cây bàng là hai loại cây đẹp nhất và có nhiều ký niệm nhất. Nhưng ở đây, em chỉ xin nói đến một loài cây mà gắn bó với em trong suốt quãng đời học sinh, đó là cây phượng.

Cây phượng quả là một loài cây biết tạo cho thế hệ học sinh như chúng em những cảm xúc, niềm say mê trong học tập. Nhìn thấy chúng, em cảm thấy như cuộc đời tươi đẹp hơn vì quãng đời học sinh còn dài, bao nhiêu tình cảm như được cây phượng chia sẻ, cảm thông và mách bảo rằng hãy cố gắng tiến bước không được lùi bước trước khó khăn thử thách.

Mỗi ngày đến trường em đều nhìn thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào em. Những cây phượng cao hơn nóc nhà nhưng cành lá không dược sum suê như cây bàng, không che rợp dược cả một quãng đường. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay là ôm đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc. Mỗi sớm mai tiếng chim hót líu lo trong tán lá xanh nghe thật vui tai. Khi nghe được tiếng chim hót này, một ngày mới đã bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp và sôi động. Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm không giống như lá cây bàng to có thể che đầu lúc mưa lúc nắng, lá mọc song song hai bên cuống, trông xa như đuôi con chim phượng. Ngày còn bé, bọn trẻ con trong xóm tuốt hết lá đi rồi buộc túm cuống lại với nhau thành một cây vợt bắt bướm, rất thú vị.

Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông: Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng). Nhuỵ hoa phượng thường được làm để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong.

Khi tiếng ve kêu ra rả cũng là báo hiệu mùa hè đến, mùa thi sắp đến và cùng là mùa của sự chia tay. Và đây cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cá một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây, làm rực sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống, cây phượng già như được trẻ lại.

Hết mùa hè, hoa phượng tàn dần, cánh phượng rơi lả tả bay theo chiều gió. Lúc này, quả phượng non, có màu xanh, mỏng, dài khẽ đung đưa trên cành. Cây phượng trở lại với vẻ đẹp mộc mạc, thân quen của nó.

Nhắc đến phượng thì không thể không nhắc đến những kỷ niệm của tuổi học trò "nhất quỷ, nhì ma" này. Lúc ra chơi, mọi người thường ngồi xuống ngắm cành hoa lá, dựa vào thân cây nho nhỏ và xù xì; cũng có thể ngồi học bài, đọc sách. Lúc đó cảm tưởng mọi việc trở nên yên tĩnh, cuộc sống không còn sự ồn ào náo nhiệt.

Vì cây phượng đẹp như vậy, đáng yêu như vậy nên mọi người thường dành cho cây phượng những tình cảm tốt đẹp nhất và đặt cho nó một tên gọi thân thương: hoa học trò. Sau này khi lớn lên, tuồi học sinh đã qua nhưng mỗi khi nhìn thấy cây phượng chắc chắn những kỷ niệm sẽ hiện lên, trào dâng trong lòng như chính thời điểm đó.



Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 1 2018 lúc 12:07

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.




Các câu hỏi tương tự
Zenitsu
Xem chi tiết
Khiem Nguyen
Xem chi tiết
dương Bùi
Xem chi tiết
 Nguyễn Hạ Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Trúc
Xem chi tiết
Phạm Trí Tùng
Xem chi tiết
 Nguyễn Hạ Băng
Xem chi tiết
Chu Tiến Thành
Xem chi tiết
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết