Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở Thừa Thiên – Huế.
Khi chuẩn bị bước vào kì thi Hội ở Huế (1849), được tin mẹ mất, ông trở về Gia Định chịu tang mẹ. Bất hạnh ập đến, ông bị mù cả hai mắt khi tuổi đời mới hai mươi sáu. Đường công danh nghẽn lối, tình duyên bội ưổc, đất nước loạn li. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận: Ông dạy học bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tham gia đánh giặc cùng các lãnh tụ nghĩa quân, sáng tác thơ văn chống giặc và khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân, hiên nganfí ngẩng cao đẳu sông trọn đời cho dân cho nưốc đên hơi thở cuôi cùng.
– Cuộc đời Đồ Chiểu là tấm gương sáng chói về nghị lực sống và cống hiến cho đời: một thầy giáo mẫu mực, một thầy thuốc y đức, một nhà văn yêu nưốc và chống ngoại xâm. Thơ văn của ông là lá cò đầu trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, sáng ngòi về lòng yêu nưóc và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
– Các tác phẩm chính:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Hà Từ Mậu (nội dung: truyền dạy đạo lí, đề cao nhân nghĩa).
+ Khi Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, thơ Điếu Trương Định và văn điếu Trương Định, thơ Điếu Phan Tòng, Văn tê’ nghĩa sĩ lục tinh vong, truyện dài Ngư tiều y thuật vấn đáp (nội dung yêu nước, chống ngoại xâm).