Văn bản ngữ văn 9

wary reus

Giới thiệ về quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du

Bình Trần Thị
8 tháng 10 2016 lúc 15:59

Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

Đường làng Tiên Điền ngày nay

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

Đồng ruộng Tiên Điền

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

Khu lưu niệm Nguyễn Du mới được xây dựng

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

Đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ Nguyễn Du

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

 

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

Một gian nhà cổ trong làng

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

Bình luận (2)
Nhók Bướq Bỉnh
8 tháng 10 2016 lúc 16:01
Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

 

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

 

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

 

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

 

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

 

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

 

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

Bình luận (0)
Lê Võ Ngọc Hân
9 tháng 10 2016 lúc 20:07

vâng sgk có đầy đủ họ hàng gia cảnh...

Bình luận (0)
England
10 tháng 2 2017 lúc 10:42

Xưa nay làng Tiên Điền, quê hương Đại thi hào Nguyễn Du được nhiều người biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nhưng ở đây còn là “đất học”, từ những chức sắc, lý dịch trong làng đến người dân đều thấm thía và coi trọng sự học.

Là một làng cổ, xã Tiên Điền có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Gia phả một số dòng họ ở Tiên Điền như “Hoan Châu, Nghi Tiên Nguyễn thế gia” chép họ Nguyễn về đất này lập nghiệp đầu thế kỷ XVII. Khi họ Nguyễn về lập nghiệp, ở xã Tiên Điền đã có cư dân sinh sống. Sách Nghi Xuân địa chí chép ông thủy tổ họ Nguyễn – Tiên Điền là “kiều ngụ” (dân ngụ cư). Họ Nguyễn gốc từ Tả Thanh Oai (Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội) di cư đến đã tạo ra bề dày truyền thống hiếu học, khoa bảng, có trình độ học vấn uyên bác và dòng văn chương nổi danh xứ Nghệ.

Trong quá trình tạo dựng và phát triển văn hóa lịch sử , đất “lắm quan” Tiên Điền đặc biệt quan tâm, chăm lo việc học hành, khoa bảng. Tuy ruộng đất ít nhưng dưới thời nhà Nguyễn, chức sắc xã Tiên Điền vẫn trích khoản ruộng 5 mẫu 4 sào cho việc học, gọi là học điền. Số học điền này được chia đều cho 3 hạng sĩ tử đỗ đạt từ người đỗ tiến sỹ đến cử nhân, tú tài đều được chia 1 mẫu 8 sào. Ở Tiên Điền còn có “ruộng đầu xã” dành cho những người đỗ đạt cao nhất làng. Một số dòng họ cũng góp tiền tậu ruộng làm học điền để khuyến khích con em học tập. Truyền thống hiếu học còn được thể hiện ở việc tôn trọng thầy đồ nho dạy học. Ở Tiên Điền có một loại ruộng được gọi là ruộng “đồng môn”, tiền của học trò đóng góp tậu rồi thay nhau cày cấy nuôi thầy dạy học.

Lý giải sự phát đạt ở đất học Tiên Điền, người ta cho rằng “đất có thổ công, sông có hà bá”, “đất quê lề thói” từ Tháp Bút, Đài Nghiên. Sách Nghi Xuân địa chí chép xã Tiên Điền có cồn Tháp Bút (Bút đôi): “Phía nam bàu (ao) Phố Quán nổi lên một doi cồn vuông, xếp thành từng bậc giống như cái ấn. Các nhà địa lý cho đó là hình “ấn nổi trên nước” (ấn phù thủy diện). Phía bắc bàu có một doi đất cát hình nhọn, từ bờ nhô ra, các nhà địa lý cho là hình bút tể tướng, bởi trước đây khi Xuân Nhạc Công thi đỗ về quê dựng đình hóng mát ở đó”. Vị trí cồn Tháp Bút nay ở ruộng lúa cánh đồng Đầm, bên ngoài khu di tích lưu niệm Nguyễn Du. Cồn Tháp Bút cách cây bồ lỗ khoảng 50 – 60 m, phía bên ngoài đường hơi chếch về hướng Tây Nam. Diện tích cồn Tháp Bút ước khoảng 300m2, những năm 1990 khi chia đất khoán hộ cồn Tháp Bút này mới bị nông dân phá để lấy đất sản xuất. Cạnh cồn Tháp Bút là ruộng bút mực. Bút Tể tướng là cồn cát lớn cạnh bờ sông Lam, phía bắc trước cổng trường Phổ thông Trung học Nguyễn Du. Hiện nay các hội đoàn thể và nhân dân Tiên Điền trồng cây làm rừng chắn cát bay vào làng. Phía nam cách Tháp Bút khoảng 150 m là cồn Đài Nghiên. Đài Nghiên có vị trí ở giữa đất Thạch Nện và Cầu Mái. Qua tìm hiểu được biết bút Tể tướng, Tháp Bút và Đài Nghiên ở xã Tiên Điền trước đây cấu trúc theo trục thẳng. Hiện nay Tháp Bút, Đài Nghiên đã bị san phẳng, chỉ còn bút Tể tướng.

Người dân Tiên Điền có quan niệm, Tháp Bút, Đài Nghiên, bút Tể tướng là đất thiêng phát tích truyền thống học hành, phát đạt khoa bảng và văn chương của con em trong làng. Đất học Tiên Điền đã sinh ra 6 người con ưu tú thi đỗ đại khoa, trong đó có 1 Hoàng giáp là Nguyễn Nghiễm, 4 tiến sĩ và 1 Phó bảng là Hà Văn Đại. Ngoài ra, đất học này có 29 người đỗ hương cống, cử nhân và 11 tú tài thời Hán học. Ngày nay, con đường học hành, thi cử ở xã Tiên Điền cũng rất phát đạt về học hàm, học vị. Xã có nhiều người nổi tiếng như giáo sư Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Nuôi… Bên cạnh dòng khoa bảng, đất thiêng cũng sinh ra dòng văn học với những tác giả, tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền đến nay. Đó là những trước tác của dòng họ Nguyễn – Tiên Điền như “Nam Dương tập yếu kinh nguyên” của Nguyễn Nhậm; “Dịch kinh quyết nghị” của Nguyễn Quỳnh; “Quân trung liên vịnh” “Xuân đình tạp vịnh”, “Việt sử bị lãm”, “Lạng Sơn đoàn thành đồ chí”, “Cổ lễ nhạc chương thi văn tập”, “Khổng Tử mộng Chu công” của Nguyễn Nghiễm; “Tự tình khúc” của Nguyễn Khản; “Quế Hiên thi tập”, “Hoa trình tiền hậu tập” của Nguyễn Nễ; “Thanh Hiên tiền hậu tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”, “Văn tế Trường Lưu nhị nữ”, “Thác lời trai phường nón Tiên Điền” của Nguyễn Du; “Châu trần di cảo” của Nguyễn Nghi; “Đông Phủ thi tập”, “Huyền cơ đạo thuật bí thư”, “Nhuận sắc Hoa tiên” của Nguyễn Thiện; “Quan Đông Hải thi tập”, “Minh quyên thi tập”, “Thiên hạ nhân vật thư” của Nguyễn Hành. Trước tác của họ Trần có “Tiểu học toàn thư” sách dịch của Trần Lục Nam. Trước tác của họ Hoàng có “Thái hiền dư thi tập”, “Tập phú”, “Tập tứ học” của Hoàng Kim Thanh.

Cồn Tháp Bút, cồn Đài Nghiên và bút Tể tướng có ý nghĩa quan trong trong đời sống tinh thần của người dân Tiên Điền. Đây là danh thắng nổi tiếng trong hệ thống chợ Tiên, cầu Tiên, cầu Bảo Kệ, bàu Phố Quán… được các thi sĩ đương thời như Nguyễn Hành làm 8 bài thơ vịnh cảnh. Thiết nghĩ, cần phục chế cồn Tháp Bút, cồn Đài Nghiên ở Tiên Điền, để tạo ra không gian văn hóa phục vụ du khách tham quan di tích đặc biệt quốc gia khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du- danh nhân văn hóa thế giới.

Bình luận (0)
Ngọc Hằng
17 tháng 2 2017 lúc 19:20

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ât Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan vô tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy”. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

Tư tường Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trưóc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn. hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trương trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ṗȧṫ Ṁȧġiċ
Xem chi tiết
Câụ Bé Mùa Đông
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Hong Ha Nguyen
Xem chi tiết
ThuuAnhh---
Xem chi tiết
Phạm Thanh Thúy
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hương 25
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết
k toan
Xem chi tiết