Giới hạn quang điện của bạc, đồng, kẽm, nhôm lần lượt là 0,26µm; 0,3µm; 0,35µm và 0,36µm. Chiếu ánh sáng nhìn thấy lần lượt vào 4 tấm kim loại trên. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra ở kim loại
A. bạc, đồng, kẽm, nhôm. B. bạc, đồng, kẽm. C. bạc, đồng. D. bạc
Catôt của một tế bào quang điện làm bằng chất có giới hạn quang điện là \(\text{0,0657μm}\)
1) Tìm công thoát của êlectron ra khỏi bề mặt catôt
2) Tìm vận tốc ban cực đại của electron khi chiếu vào catôt ánh sáng có bước sóng \(\text{ λ=0,444μm}\)
3) Tìm hiệu điện thế hãm để không có electron về catôt.
Khi chiếu một bức xạ có bước sóng 400(nm) vào bề mặt catot của một tế bào quang điện có công thoát 1,8(eV) Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc lớn nhất rồi cho bay từ A đến B trong một điện trường mà hiệu điện thế Uab=-20(V) . Tính vận tốc Của electron tại điểm B ( đáp án là 2,737.106ms)
Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng ánh sáng nào ?
A.Ánh sáng tử ngoại.
B.Ánh sáng nhìn thấy được.
C.Ánh sáng hồng ngoại.
D.Cả ba vùng ánh sáng trên.
hai tấm KL A,B hình tròn đặt gần nhau,đối diện và cách điện.A nối với cực âm B nối với cực dương của dòng điện 1 chiều .để làm bứt các e từ mặt trong của tấm A,người ta chùm bức xạ đơn sắc công xuất 4,5mW mà mỗi prôton có năng lượng \(9,8.10^{-19}J\) vào mặt trong của tấm A này .biết cứ 100proton chiếu vào A thì có 1e quang điện bị bứt ra .một số e này chuyển động đến B để tạo ra dòng điện qua nguồn có cường độ \(16\mu A\) %e quang điện bứt ra khỏi A mà không tới B là
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A.Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B.Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
C.Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D.Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Chọn câu đúng.
Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì
A.điện tích âm của lá kẽm mất đi.
B.tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.
C.điện tích của tấm kẽm không thay đổi.
D.tấm kẽm tích điện dương.
Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?
A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng.
B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.
C. Êlectron bứt ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác.
D. Êlectron bứt ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
Một tế bào quang điện có giới hạn quang điện lamđa0 =600nm được chiếu bởi 1 ánh sáng đơn sắc có bước sóng lamđa=400nm. Tính
A. Công thoát A của kim loại
B. Tính vận tốc cực đại của e- bứt ra