Hướng dẫn soạn bài Thuế máu - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nông Thị Ngọc Huyền

Giải thích ý nghĩa nhan đề " Thuế máu " trong văn bản cùng tên của tác giả Nguyễn Ái Quốc

NGo Ly Khanh Huyen
21 tháng 3 2019 lúc 5:24

Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.^^

halinhvy
31 tháng 3 2019 lúc 12:29

“Thuế” có lẽ là định nghĩa không còn xa lạ gì đối với chúng ta bởi “thuế” đã ra đời từ rất lâu và tồn tại như một quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người, nó là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Có điều trước nay ta chỉ nghe có thuế đường, thuế đất,… và của cải nộp quy đổi ra tiền, những vật ngoài thân chứ chưa từng nghe “thuế máu” bao giờ. Phải chăng có chế độ bạo tàn tới mức mà người dân phải nộp thuế bằng chính máu của mình?

“Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Khi mang mác khai hóa, mở mang văn minh đối với các nước đô hộ để ra sức bóc lột, đàn áp những người dân thuộc địa, những tên thực dân chả khác nào những con “quỷ hút máu” đã ép người dân thấp cổ bé hỏng phải mang không chỉ là của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng của bản thân ra để nộp cho chúng. Chúng đăt ra đủ mọi loại thuế vô lí để vắt kiệt của cải nhân dân, coi mạng người như cỏ rác chỉ biết làm việc cho chúng trong trạng thái bẩn thỉu và luôn bị đánh đòn mà vẫn phải cam chịu. Chúng thậm chí mang họ ra trở thành những tấm bia đỡ đạn trên những chiến trường phi nghĩa mà chúng gây ra. Và sự trả giá bất công ấy như một thứ thuế, “Thuế máu” này không phải chỉ người An Nam nói riêng mà tất cả người dân các nước thuộc địa đang phải từng ngày trả vô điều kiện cho chúng.

“Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy.

“Thuế máu” quả là một nhan đề vô cùng ấn tượng, nó gây cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa cùng sự căm hờn với chế độ thực dân tàn bạo. Đó cũng chính là tài năng, bút lực xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc.

Như Trần
25 tháng 2 2019 lúc 17:30

"Thuế máu" là thứ thuế bốc lột xương máu của nhân dân

Nguyen
21 tháng 3 2019 lúc 13:02

“Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy.

Lê Ngọc Đăng Linh
31 tháng 3 2019 lúc 10:53

undefined


Các câu hỏi tương tự
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
yoon mộc
Xem chi tiết
Hoàng Thu Phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
dương Bùi
Xem chi tiết
Trần Như Hiền
Xem chi tiết
Bé Bông Nguyễn
Xem chi tiết