Bài 27. Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trọng Phúc

Giải thích vì sao kinh tế Châu Phi chậm phát triển

Trần Ngọc Định
14 tháng 12 2016 lúc 23:44

Vì Châu Phi được thiên nhên '‘ưu đãi” với: Nóng nhất, nghèo nhất, lạc hậu nhất, bệnh tật nhiều nhất, thiêu nhiên khắc nghiệt nhất...

Trần Ngọc Định
14 tháng 12 2016 lúc 23:46
Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân.Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này.
Bình Trần Thị
15 tháng 12 2016 lúc 0:43

- Dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình rất thấp, số người bị nhiễm HIV đông.

- Nhiều cuộc xung đột xảy ra cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đe doạ cuộc sống của hàng trăm triệu người châu Phi.

- Đa số các nước châu Phi là nước nghèo, kinh tế kém phát triển. Một số nguyên nhân quan trọng là: sự thống trị nhiều thế kỉ của thực dân trước đây, xung đột sắc tộc, kinh nghiệm quản lí đất nước chưa cao,...

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 12 2016 lúc 18:03

- Mặc dù có thế mạnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú xong C phi không biết khai thác một cách hợp lí , làm cạn kiệt , ảnh huởng xấu đến môi truờng
Cùng với nguồn nhân công khá là dồi dào xong kô biết khai thác để sử dụng làm giàu cho nền kinh tế
- Kinh tế muốn phát triển thì chính trị phải ổn định , chính trị của châu phi bất ổn , khi xung đột sắc tộc , đấu tranh bầu cử … luôn diễn , lên xuống làm cho nền kinh tế ũcng không ổn định để phát triển
- Trình độ dân trí thấp nên kô cống hiến , làm giàu cho dất nuớc đc
- Ảnh huởng từ sự cai trị của thực dân ngày truớc ( vơ vét , bóc lột … ) , làm cho châu phi phát triển chậm hơn các nuớc khác….

Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 12 2016 lúc 18:03

Châu Phi được đánh giá là một lục địa giàu có bởi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dù các nguồn tài nguyên này cạn kiệt thì “lục địa đen” vẫn rất giàu có về đất canh tác và nguồn nhân lực.

Dẫu vậy, châu Phi vẫn gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Thay vì rút kinh nghiệm từ những bài học thành công hay thất bại từ những mô hình phát triển được áp dụng trên thế giới, “lục địa đen” tiếp tục đưa ra những chính sách kém hiệu quả. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của tình hình này.

Kể từ khi chấm dứt chế độ thực dân, hầu hết các nước châu Phi được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chính trị trung hạn và dài hạn rõ ràng. Các vị lãnh đạo này thay thế cho những kẻ thực dân cũ, thiếu tham vọng chỉ quan tâm về mình hơn là đến người dân.

Kết quả là hệ thống thực dân tồn tại một cách đơn giản dưới một hình thức khác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa trong những năm qua. Ngoài ra, đó là tình trạng mất an ninh, môi trường kinh tế không thuận lợi cho đầu tư trong khià khu vực kinh tế không chính thức thì phát triển.

Do vậy, sự độc lập đã thực sự trở thành sự phụ thuộc vào cường quốc thế giới, nhất là các cường quốc thuộc địa cũ. Do thiếu một quan điểm nội sinh, tầm nhìn tương lai và ý chí chính trị để bắt đầu một sự thay đổi trong hành động khi mà các chính sách hiện hành vẫn là một định hướng ảo. Các nhà nước dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo quản lý còn chưa có đủ sự tính toán mang tính lâu dài.

Châu Phi không thể phát triển nếu chỉ là thị trường tiêu thụ tất cả những gì đến từ bên ngoài mà không sản xuất gì cả. Điều trớ trêu là nhiều người châu Phi lại có ý nghĩ lỗi thời là sính hàng ngoại hơn. Dù hàng hóa nội địa có chất lượng tốt hơn những vẫn nhập ngoại.

Tâm lý sính ngoại không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là văn hóa. Và xu thế này cần bị đảo ngược bằng việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm chất lượng để hàng hóa châu Phi có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lục địa đen không cần phải trở thành một thị trường tiêu dùng duy nhất, mà trái lại cần phải chú ý đến quá trình sản xuất.

Nông nghiệp đã luôn bị xếp cuối cùng trong các hoạt động ưu tiên tại châu Phi nhiều năm qua, song trên thực tế, tất cả các nước châu Phi đang biến nông nghiệp thành nền tảng cho sự phát triển của họ. Dẫu vậy, họ không làm gì để phát triển nền nông nghiệp này.

Bên cạnh đó, kể từ thời kỳ đồ đá, châu Phi chỉ thay thế công cụ nông nghiệp bằng đồ sắt. Không thể chỉ với cái cuốc và cái cầy mà châu Phi có thể đạt được mục tiêu tự chủ lương thực, trước khi nói đến phát triển nông nghiệp vì mục đích thương mại hay sản xuất.

Vì kết quả đầu tư chỉ đến trong trung hạn và dài hạn, nên lĩnh vực này ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hay chính phủ các nước châu Phi. Dù vậy, nông nghiệp lại đóng vai trò quan trọng với hầu hết người dân ở đây. Với sự bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu, thì những phương thức nông nghiệp truyền thống không thể cung cấp đủ lương thực cho người dân châu lục này.

Sau khi giành độc lập, hệ thống giáo dục tại phần lớn các nước châu Phi không phù hợp với sự thay đổi của xã hội châu Phi. Giáo dục sơ cấp vẫn còn là một sự xa xỉ đối với đại đa số người dân. Còn giáo dục đại học phần lớn chỉ tạo ra những người tốt nghiệp không có việc làm, không có khả năng hòa nhập vào cuộc sống xã hội ngay khi họ rời khỏi giảng đường.

Không may, trong bối cảnh như vậy, đào tạo nghề đáng lẽ cần phải được ưu tiên thì lại bị xem thường trong hệ thống giáo dục châu Phi. Đó là một trong những rào cản chính cho sự phát triển tại châu lục này.

Đến nay, có rất ít nước châu Phi có được sự ổn định chính trị xã hội lâu dài. Sự ổn định này là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Một trong những lý do lục địa đen yếu kém về tổ chức xã hội và chính trị là khó khăn thích ứng với những tôn chỉ của nền dân chủ.

Dù có lên nắm quyền từ đảo chính, kế thừa quyền lực hay thông qua bầu cử dân chủ, thì lãnh đạo các nước châu Phi theo thời gian đều phải đối mặt với nạn tham nhũng, nạn mù chữ... và những xung đột xã hội khác


Các câu hỏi tương tự
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
khánh linh
Xem chi tiết
Hải Đăng A1
Xem chi tiết
Long Thiên
Xem chi tiết
Han ngo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết