* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa . Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có rất nhiều câu răn dạy con cháu về cách cư xử đối với mọi người, về những truyền thống quý báu của dân tộc. Trong đó câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để nhằm nói lên bài học về lòng biết ơn những về những công lao, về những người tạo ra những thứ vật chất và tinh thần mà ngày nay chúng ta đang sử dụng và hưởng thụ.
Câu tục ngữ thưởng có hai lớp nghĩa để biểu thì những bài học sâu sắc cho các thế hệ trẻ. “Ăn quả” chính là hành động hưởng thụ thành quả lao động của người khác tạo nên và “kẻ trồng cây” là người đã làm ra những thành quả trên. Theo nghĩa đen có thể hiểu khi ta ăn quả thì cần phải nhớ đến ai là người làm ra nó và ai cho ta quả đó. Từ đó ta rút ra được bài học rằng tất cả mọi thứ đều có nguồn gốc, có nguyên nhân của sự sinh ra và mất đi chứ không tự nhiên có và mất được. Qua đó cần ghi nhớ và biết ơn đối với những người tạo nên những thành quả mà chúng ta đã và đang sử dụng.Ngày nay khi chúng ta sống trong cảnh đất nước thái bình, mặc dù phải hướng về tương lai vì mục tiêu dây dựng đất nước giàu mạnh hơn nhưng không thể quên gốc rễ của dân tộc. Nếu chúng ta lãng quên vì sao chúng ta có được nền độc lập hôm nay, vì độc lập mà bao lớp anh hùng ngã xuống thì làm sao chúng ta có ý thức bảo vệ đất nước trước tình hình quốc tế ngày càng phức tạp. Có bao giờ chúng ta tự lý giải vì sao Quốc kỳ lại màu đỏ sao vàng? Màu đỏ ấy biểu trưng cho điều gì? Là xương máu của nhân dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những người chiến sĩ hy sinh anh dũng vì nghĩa quên mình. Các anh ngã xuống để lá cờ được tung bay phấp phới trên mọi miền Tổ quốc. Đất nước đã từng có những trang sử đầy dẫy những gian khổ, khốc liệt. Sự mất mát, hy sinh để đánh đổi lấy bình yên cho quê hương, đất nước và những công ơn ấy đáng được trân trọng, đời đời ghi nhớ.
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều chịu ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Dân gian ta thường nói:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."
Câu ca dao nhằm nói lên công ơn ta lớn không thể nào kể hết của cha mẹ. Là một người con chúng ta phải luôn lấy chữ “hiếu” làm đầu, luôn luôn ghi lòng tạc dạ những công ơn đó để hiếu thuận với cha mẹ. Có như vậy sau này khi chúng ta lớn lên, thành gia lập thất thì ta mới có thể làm một người cha mẹ tốt, là tấm gương cho các con của mình.
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” còn được biểu hiện ngay ở mối quan hệ thầy trò. Ai cũng trải qua những năm tháng cắp sách tới trường, được gặp gỡ với bạn bè, thầy cô. Và rồi ai cũng lớn lên, cũng rời xa mái trường, xa những bài giảng của thầy để bước chân vào xã hội rộng lớn, để xây dựng sự nghiệp và tìm hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng có ai nhớ đến người thầy năm xưa dạy mình nắn nót từng nét chữ, đọc từng vần thơ. Để có thể bước đi những bước chân vững trãi trên con đường đời có ai không từng nghe theo lời dạy bảo của thầy. Thầy cô cho chúng ta tiếp cận và hiểu biết thêm về những tri thức sâu rộng của nhân loại, cho ta những kỹ năng và cho ta những bài học sâu sắc về đạo đức về cách làm người. Biết bao công ơn đó chúng ta nên có thái độ như thế nào cho phải?
Ngay từ thời đi học đã có rất nhiều những phong trào như: thi đua học tập tốt, lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sĩ … Tất cả là để chúng ta ghi nhớ, giữ gìn và phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa theo như bài học từ câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1. Mở bài
Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...). Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...b. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.
c. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
Trân trọng, ghi nhớ công ơn. Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...). Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó... Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa. Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ. Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí. Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.