Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta thường phân bố gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ và nguồn lao động dồi dào
* Công nghiệp khai thác nhiên liệu:
- Các nhà máy điện có định hướng tài nguyên rõ rệt nên thường phân bố gần nguồn nhiên liệu thủy năng.
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy than Uông Bí, Phả Lại, Na Dương phân bố chủ yếu ở Đông Bắc gần vùng nhiên liệu than.
+ Các nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ, Bà Rịa chạy khí phân bố ở ĐNông Nam Bộ sử dụng khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây và khí đồng hành từ mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng.
+ Các nhà máy thủy điện phân bố ở nơi có nguồn thủy năng dồi dào: Hòa Bình – Sông Đà; Y a ly – Sông Xê Xan…
- Các nhà máy điện còn hướng về vùng tiêu thụ, nơi kinh tế phát triển, dân cư đông trong khi nguồn nhiên liệu hạn chế.
+ Đồng bằng sông Hồng: Nhiệt điện Ninh Bình
+ Nam Bộ: Nhiệt điện Thủ Đức, nhiệt điện Trà Nóc
* Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố gần vùng nguyên liệu như công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều phân bố nhiều ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Đông Nam Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; thủy hải sản phân bố nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung
=> Do ngành này phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là yêu cầu về nguồn nguyên liệu tươi sống để cho ra chất lượng sản phẩm tốt nên việc phân bố gần nguồn nguyên liệu giúp rút ngắn quá trình vận chuyển, đảm bảo được nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao.
- Một số ngành chế biến thường phân bố gần thị trường tiêu thụ như chế biến lương thực, đường sữa, rượu bia, bánh kẹo.
=> Do sản phẩm của công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng, ăn uống hằng ngày của con người, cần phân bố gần khu dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn
* Công nghiệp dệt may:
- Tập trung chủ yếu ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và thuận lợi về nguyên liệu.
=> Do ngành này cần nhiều lao động và sử dụng nguồn liệu lớn (bông, vải)