- Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật.
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
- Nhận xét về hình ảnh so sánh.
+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.
*Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến
*Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”
. “Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày” ’’Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa’’ ’’Thân em như là đại biNgày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương’’