Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thùy Lê

giải thích hiện tượng sấm chớp trong mưa giông

Thảo Phương
19 tháng 4 2017 lúc 20:47
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
Linh Phương
19 tháng 4 2017 lúc 21:31

Sét dương thường xuất hiện từ trên đỉnh đám mây đánh xuống. Loại sét dương này xuất hiện bất ngờ và đôi khi rất nguy hiểm vì trời vẫn quang và phần dưới chưa mưa.Dông là hiện tượng thời tiết kèm theo sấm, chớp xảy ra. Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km.Trong giai đoạn đầu phát triển của cơn dông, khối không khí nóng ẩm chuyển động lên trên. Sự phân chia điện tích trong mây dông gây bởi chuyển động thẳng đứng trong đám mây. Sự phân bố điện tích trong đám mây khá phức tạp.

Lê Nguyễn Hồng Phúc
5 tháng 5 2017 lúc 20:32

Do sự cọ xát mạnh giữ giọt ước trong luồng khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo các đám mây giông bị nhiễm điện . Khi đó giữa cá đám mây này hoặc giũa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lòa . Do nhiệt độ cao của tia lửa điện , không khí giãn nở đột ngột , phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa giữa đám mây ) hoặc tiếng sét ( khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất ).haha

nguyễn phương ngọc
3 tháng 3 2018 lúc 22:12

Mục em có biết sách giáo khoa

Trần Tiến Đạt
20 tháng 4 2018 lúc 11:38

Do sự cọ xát mạnh giữ giọt ước trong luồng khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo các đám mây giông bị nhiễm điện . Khi đó giữa cá đám mây này hoặc giũa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lòa . Do nhiệt độ cao của tia lửa điện , không khí giãn nở đột ngột , phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa giữa đám mây ) hoặc tiếng sét ( khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất )


Các câu hỏi tương tự
Whoami
Xem chi tiết
Âu Dương Nguyệt Lam
Xem chi tiết
Đỗ Linh
Xem chi tiết
Van Nguyễn Vo
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Dũng
Xem chi tiết
@YoonHyeJ
Xem chi tiết
Hoàng Lương Võ Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật
Xem chi tiết
nova
Xem chi tiết