Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen minh ngoc

Giải thích câu tục ngữ:"Thương người như thể thương thân"

Huyền Anh Kute
20 tháng 4 2017 lúc 21:00

I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) Chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

Chúc pạn hok tốt!!!

Khánh Hạ
11 tháng 5 2017 lúc 22:10

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn bạc tiền (…).



Read more: http://taplamvan.edu.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than/#ixzz4gmciCmMZ

bùi mai trang
15 tháng 5 2017 lúc 12:10


I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

qwerty
20 tháng 4 2017 lúc 20:58

I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

vuongteo
6 tháng 5 2017 lúc 18:19

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một hên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muôn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta hăng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh cm, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Nguyen Phuong Anh
13 tháng 4 2019 lúc 12:39

MINH HOC NGU VAN LAM
NEN BAI NAY CHI THAM KHAO THOI NHA
DAN Y

a) MB : + dan dat truyen thong dao li tot dep cua dan toc vn

+ neu ra cau tuc ngu

khai quat cau tuc ngu : bai hoc ve noi song nhan ai yeu thuong moi nguoi

b) TB :

* giai thich : - nghia den : thuong minh the nao thuong nguoi khac nt

- nghia bong : bai hoc ( loi khuyen) ve loi song biet thuong moi nguoi

* chung minh : bieu hien cua loi song thuong nguoi nhu the thuong than trong doi song xa

hoi

- o truong lop : + phong trao " lon dat tinh thuong "

+ trong lop em , phong trao" doi ban cung tien "cung giup

nhau tien bo

+o truong , phong trao goi banh trung xanh am tinh ngay tet

dac biet , lien doi thuong xuyen phat dong phong trao quyen

gop ung ho ( nho phai phan tich dan chung nhe)

lay nhung bieu hien o gia dinh , o ngoai xa hoi ( cac chuong trinh " cap la yeu thuong ,..)

* Ban luan : - vi sao phai song biet yeu thuong moi nguoi ?

* Bieu hien trai cua cau tuc ngu

* lien he voi nhung cau tuc ngu co cung ND :

- " la lanh dum la rach" ...

* bai hoc cho ban than

c) KB : khang dinh cau TN la dung dan ( tom lai , cau tuc ngu dua ra 1 bai hoc that la dung dan ...)

CHUC BAN LAM BAI TOT

+ trong truong lop em , phong trao " doi ban cung tien " cung nhau g

Ngô Thị Huyền Trang
13 tháng 4 2019 lúc 20:52

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.


Các câu hỏi tương tự
Vinh Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết