"thương người như thể thương thân" cg về tình yêu thuong, mk cs bài này, bn xem rồi sửa lại phần gt là đc
P/s: của mk viết, ko chép mạng đâu, có vài câu mk tham khảo thôi
Đề: Giải thích câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bài làm:
Đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta được truyền từ đời này sang đời khác. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ông cha ta đã đúc kết trong câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu ca dao tuy ngắn gọn những hàm chứa ý nghĩa hết sức sâu sắc. Ông cha ta đã sử dụng những loại cây rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen, bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân, do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân. Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão. Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Yêu thương, tinh thần tương thân tương ái là đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
Vậy vì sao chúng ta cần phải yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lần nhau? Trước hết, bởi tất cả chúng ta là “người trong một nước”. Chúng ta có cùng nguồn gốc tổ tiên, cùng chung dòng máu con Lạc, cháu Hồng. Hai tiếng “đồng bào” thật thiêng liêng. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tất yếu. Mặt khác, chúng ta yêu thương, đ/kết để cùng nhau chống lại giặc ngoại xâm bởi đất nước ta phải chống lại những kẻ thù rất lớn: ngàn năm Bắc thuộc, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng nhờ đ/kết, yêu thương, bóng dáng của giặc bạo tàn không còn trên q/hương nữa. Chúng ta cũng phải “thương nhau cùng” để cùng nhau chống lũ lụt, hạn hán, cùng cấy cày, vun xới để dựng xây đất nước. Không những thế, đất nước vẫn còn nghèo, con người gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống,. Đâu đó vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, nhiều người già neo đơn, người nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em lang lang cơ nhỡ, người có bệnh hiểm nghèo,.. . Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh k/khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho x/hội ngày càng tốt đẹp. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào c/sống. Người biết yêu thương chia sẻ sẽ được người khác yêu mến, quý trọng.
Những tình cảm tốt đẹp ấy là một đạo lý, là nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc. Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đoàn kết còn được nhắc đến qua nhiều ca dao, tục ngữ:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Hay “Lá lành đùm lá rách”, “Thuong người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ’…
Vậy tình yêu thương cần được thể hiện như thế nào? Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người thân yêu trong gia đình mình: bố mẹ, anh chị em “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Tiếp đến là những người hàng xóm láng giềng của chúng ta. Ông cha ta cũng từng dạy: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau”. Mặt khác, trước khó khó khăn, hoạn nạn của người khác, cần “chia ngọt sẻ bùi”, “nhường cơm sẻ áo” hay “Chị ngã em nâng”. Chúng ta cũng có thể tham gia ủng hộ, giúp đỡ những đồng bào gặp hoạn nạn, khó khăn do thiên tai, do di chứng chiến tranh để lại như nạn nhân chất độc da cam, qua các phomg trào ủng hộ như “Vì người nghèo”, “Nối vòng tay lớn”, ủng hộ đồng bào bão lụt. Ta không thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, luôn sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh ta,... Cũng cần phê phán những người sống ích kỉ, chỉ biết bản thân mình, không quan tâm, thờ ơ trước khó khăn, hoạn nạn của người khác.
Là học sinh, thấm nhuần lời dạy của ông cha ta bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết, yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến mọi người xung quanh. Chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những hành động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Qùa Tết giúp bạn vui xuân”,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi, giúp đỡ gia đình những bạn có hoàn cản khó khăn, những bạn học yếu, giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ,... “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”,...
Tóm lại, tình yêu thương quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự ích kỉ cá nhân và vươn lên trong cuộc sống. Bởi vậy, lời khuyên của ông cha ta đến hôm nay vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm trong việc phát huy đạo lý sống tốt đẹp ấy.