Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Nguyệt

giải thích câu tục ngữ "thất bại là mẹ thành công"
giúp mình với mai mình nộp cô rồi

Cuc Pham
13 tháng 6 2020 lúc 21:44

1. Mở bài

Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

3. Kết thúc vấn đề:

- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.

- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Cuc Pham
13 tháng 6 2020 lúc 21:46

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh. ”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền. Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong. Ngoài ra, câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống; hãy sống chân thật bằng thực chất của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo, "chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta, trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại, nên hư, vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt, gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng được nâng thêm. Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua. Một con người cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ, cộc cằn, áo quần xốc xệch. Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn, không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện. Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt này, chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh. ”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền. Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong. Ngoài ra, câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống; hãy sống chân thật bằng thực chất của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo, "chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta, trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại, nên hư, vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt, gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng được nâng thêm. Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua. Một con người cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ, cộc cằn, áo quần xốc xệch. Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn, không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện. Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt này, chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

Cuc Pham
13 tháng 6 2020 lúc 21:52

* Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thanh công", câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại).

- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): Đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

+ Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

- Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Cuc Pham
13 tháng 6 2020 lúc 21:54

Tham khảo :

Ai bước chân được đến đỉnh vinh quang của thành công mà chẳng phải trải qua những gian khổ, thử thách, thất bại đôi ba lần hay thậm chí còn nhiều hơn thế. Mỗi lần thất bại, mỗi lần gặp khó khăn dường như tôi luyện thêm cho ta thêm tinh thần quyết tâm và chúng ta mới có được nhwungx bài học quý báu. Chính vì thế mà trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông cha ta từng nói "thất bại là mẹ thành công".

Trước khi muốn hiểu câu tục ngữ, chúng ta phải hiểu thế nào là thất bại, thế nào là thành công. Thất bại là những vấp ngã, là khi những dự định, công việc của mình cố gắng làm nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công là những giá trị, kết quả được đánh giá cao mà mình mong muốn đạt được hoặc những giá trị mà xã hội công nhận. Ở đây "thất bại" được ví von là "mẹ", nhắc đến "mẹ" hẳn ai cũng nghĩ đến đó là người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Vậy nên khi nói "Thất bại là mẹ thành công" , câu tục ngữ muốn nhấn mạnh: thất bại là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công sau này. Thất bại không phải là điều sai trái, hay phải xấu hổ, kém cỏi gì cả mà nó chính là bài học để giúp ta trưởng thành hơn và đúc rút những kinh nghiệm để làm nên những thành công.

Có một vài người tự hỏi tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công. Vì đây là hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau nhưng câu nói thì lại chứng tỏ đây là hai khái niệm bổ trợ nhau và không hề vô lý chút nào. Bởi trong thực tế không mấy ai gặt hái được những thành công mà không từng trải qua những thất bại. Thất bại không phải là kết cục hay kẻ thù mà nó như một thử thách con người trước khi dẫn lối đến thành công, đó là cơ hội để ta rèn luyện, rút ra kinh nghiệm, những bài học sau mỗi lần vấp ngã để bản thân ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong những bước chân tiếp theo. Quan trọng là thái độ của bạn trước những khó khăn, thất bại và thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng và vượt lên được thất bại để cố gắng bước tiếp.

Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh, nhà nghiên cứu để đưa ra nhân loại những sáng chế vĩ đại đều trải qua một quãng thời gian dài nghiên cứu và gần như ai cũng đều thất bại từ những ngày chập chững nhưng quan trọng hơn cả là ý thức tìm tòi, học hỏi không ngừng. Chúng ta có thể kể đến Thomas Edison - một nhà vật lý nổi tiếng, người từng thất bại 10000 lần trước khi làm ra dây tóc bóng đèn. Nhưng ông từng nói "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động", đó là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn. Đó là thất bại làm thay đổi cả thế giới, bởi vậy điều đó chứng tỏ rằng thất bại chỉ là bước đệm, đặt hòn gạch nền móng cho thành công sau này cho những ai biết cố gắng và vươn lên.

Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ sợ thất bại, tuổi trẻ mà, hãy làm thật nhiều, thất bại đôi ba lần thì mới giúp chúng ta trưởng thành lên. Nếu chưa làm mà bạn đã lo lắng, sợ sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ vươn lên được đỉnh cao của vinh quang, của thành công, sẽ không bao giờ các bạn hiểu được cảm giác vỡ òa vui sướng tột cùng ngày đạt được mong muốn, dự định của mình sau chuỗi những thất bại và thử thách. Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Ông cha đã từng nói

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Đừng xem những thất bại là kết thúc mà đó chỉ là bước dừng chân tạm nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiến tiếp theo. Khi gặp thất bại đừng vội nản lòng, bi quan, từ bỏ mà hãy thật kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc, đó là những phẩm chất mà những đang ở đỉnh cao của thành công ai cũng phải có. Phải biết dẫm lên sai lầm, thất bại để tìm một hướng đi khác, phương án khác để tiếp tục thực hiện ước mơ, đam mê và dự định mà bản thân đã vạch sẵn.

Cuộc sống sẽ có thành công và cả những thất bại, nhưng chúng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời. Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực và cũng là một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống.


Các câu hỏi tương tự
ho nguyen anh khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Cô Nàng Song Tử
Xem chi tiết
Bùi Minh Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Ý
Xem chi tiết
joly trần
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Hà Đào
Xem chi tiết
Nhà phân phối ĐTDĐ GIA P...
Xem chi tiết