Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Như Huyền

Giải thích câu tục ngữ 1 cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Trần Nguyễn Bảo Quyên
7 tháng 5 2017 lúc 17:53

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.

III. kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

đỗ thị hồng hoa
16 tháng 5 2018 lúc 16:00

Dàn ý :

1) Mở bài : - Giới thiệu sơ lược về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội : Trong cuộc sống , ai cũng mong muốn mình đạt đến một thành công nhất định, nếu chỉ biết mù quáng vì lợi ích cá nhân mà làm việc riêng lẻ , thì công việc sẽ khó lòng suôn sẻ mà sẽ gặp muôn vàn khó khăn và trở ngại .

-Trích dẫn câu tục ngữ : Vì thế để răn dạy con cháu , ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm của mình qua câu tục ngữ :

''Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.''

2)Thân bài :- Giải nghĩa :

+ Nghĩa đen : muốn nói rằng , một cái cây(số ít) chẳng thể tạo nên một cánh rừng nếu chỉ có một mình . Và nếu ba cây(số nhiều ) cùng gọp lại ''chụm '' sẽ tạo nên một cánh rừng xanh bao la , làm mát cho cuộc đời .

+ Nghĩa bóng : Các bậc tiền nhân đã chỉ rõ ra rằng : nếu chỉ làm việc đơn lẻ , một mình , thì sẽ khó lòng thành công và gặp không ít khó khăn và trở ngại . Nhưng nếu biết ''chung lưng đấu cật '' cùng hợp sức , lợi dụng ưu điểm của từng cá nhân , thì công việc sẽ rất thuận lợi , làm nên việc lớn .

- Tại sao trong cuộc sống ta cần có tinh thần đoàn kết : Vì ở đời chẳng ai là hoàn hảo cả , mỗi người đều có những yêu và khuyết điểm của riêng mình . Nếu chỉ làm việc một cách đơn lẻ , ta dễ bị những khuyết điểm của bản thân cản trở và hạ gục , nên khó có thể vươn đến thành công . Nhưng biết làm việc theo tập thể , biết đoàn kết , ta sẽ sữa chữa được những khuyết điểm của mình và học hỏi được những điều tốt đẹp từ người khác . Từ đó , thành công cũng sẽ đến nhanh hơn và đạt năng suất và chất lượng .

-Một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta :

+ Trong kháng chiến :

+ Trong lao động và sản xuất

+ Trong học tập

- Lợi ích của tinh thần đoàn kết đối với mỗi chúng ta :

+ Giúp ta gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

+ kết giao được nhiều bạn bè , biết học hỏi điều tốt ừ người khác và sửa chữa lỗi sai của bản thân .

- Làm thế nào để rèn luyện lòng đoàn kết :

+ Tham gia nhiều hoạt động tập thể , trong lớp , cũng như các hoạt động ngoại khóa .

+ biết quan tâm bạn bè và những người xung quanh .

- Phê phán một số người lầm tưởng đoàn kết là bao che giấu giếm những lỗi sai của người khác , chẳng hạn :

+ bao che khi bạn xem tài liệu , copy của bạn khác

+ Trong thi thảo luận bài với nhau

3) Kết bài : - khảng định lại vai trò của tinh thần đoàn kết trong đời sống xã hội : Đây là một câu tục ngữ hết sức bổ ích mà mãi đến tận ngày hôm nay vẫn còn giá trị

- Liên hệ bản thân : em sẽ cố gắng để phát huy lòng đoàn kết trong lớp , để giúp ích cho việc học tập .


Các câu hỏi tương tự
Trung Kien
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết
Mai Chiến Mougain Chiến
Xem chi tiết
Kenna Nguyễn
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
phamna
Xem chi tiết
linh nguyễn ngọc
Xem chi tiết