Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
noo phước thịnh

Giải thích câu nói của lê-nin "học ,Học nữa, học mãi"

Đạt Trần
30 tháng 4 2017 lúc 11:20

Nhà bác học Đác- uyn từng nói “Bác học ko có nghĩa là ngừng học” .Đúng vậy việc học đâu chỉ chú trọng những kiến thức trong sách vở . Việc học cũng đâu chỉ là trách nhiệm của trẻ em đâu thôi . Sự thật học tập là công việc của cả một đời người ,từ những gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống đến những gì lớn lao ,từ già đến trẻ ai ai cũng phải học. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.

Cậu nói của leenin là 1 lời khuyên ngắn gọn như 1 khẩu hiệu giúp đỡ mọi người học tập. . Nó chia làm 3 ý mang tính tăng cấp. Học là thúc giục con người học tập, chiếm lĩnh tri thức . học nữa khác với vế trước , vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế này thúc giục ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thểm nữa. còn học mãi khẳng định 1 vấn đề quan trọng về công việc học tập. học là công việc của cả cuộc đời khi đã có một vị trí nhất định trong xã hội. Chúng ta hãy cùng phân tích.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức

Vậy vì sao chúng ta phải học? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Nó còn là con đường giúp ta tồn tại trong xã hội , giúp chúng ta ko lạc hậu về kiến thức.nếu chúng ta ko hocj thì Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát hiện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin. Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Vậy học thế nào cho đúng? chúng ta phải HỌC Ở MỌI NƠI MỌI LÚC đó mới ching là cách học đúng. Ko những vaayjkhi ko còn ngồi trên ghé nhà trường, ta vẫn có thể học trong cuộc sống.có thể học trong lúc làm việc , trong lúc nhàn rỗi . Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. . Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, ko ngừng học tập , học lẫn nhau và trong sách bổ trợ

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.



Quỳnh Như
5 tháng 5 2017 lúc 11:36

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng muốn trở thành một công dân có ích cho xã hội. Nhưng nếu muốn thành công thì phải học, vậy nên, học hỏi là một việc rất quan trọng đối với cả nhân loại. Nó giúp con người mở mang kiến thức, làm cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói bất hủ: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy “học” ở đây là gì? “Học” mang một hàm ý bao quát là một quá trình tiếp thu những tinh hoa của nhân loại nhằm tăng thêm hiểu biết của bản thân. Nhưng “học” không chỉ đơn thuần là việc tiếp nhận kiến thức bó hẹp trong phạm vi nhà trường, “học" là một khái niệm rất rộng. Nó còn là việc trau dồi, học hỏi về đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Học được thế hiện ở mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô, bạn bè đến người lớn, trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm mà ta cần học hỏi. Những vốn kiến thức được tu luyện, bồi dưỡng dần cùng với thời gian sẽ kết lại thành một khối kiến thức to lớn giúp cho ta trong hiện tại và cả mai sau.

Thế còn “học nữa” và “học mãi”? “Học nữa” mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần phải trau dồi thêm nữa. “Học nữa” là học để nâng cao trình độ của mình lên một bậc cao hơn. Mỗi lần nâng lên một mức học, con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước, có thể tự tin bước đến thế giới tự lập sau này. “Học mãi” khẳng định một vấn đề quan trọng của công việc học tập. Học tập là công việc phải tiến hành suốt đời, mãi mãi, không bao giờ được ngừng nghỉ, ngay cả khi mình có một vị trí cao trong xã hội. Vì khi có tri thức, có trí tuệ, con người sẽ góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Qua đó, ta thấy Lê-nin muốn nhấn mạnh rằng nguồn tri thức là vô tận, không bao giờ có điểm dừng, con người dù có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Câu nói trên khuyên con người phải luôn cố gắng học tập, tìm mọi cách để mở mang kiến thức của bản thân, dù ít hay nhiều thì cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.

“Học, học nữa, học mãi” có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và thành công. Học giúp ta chiếm lĩnh được tri thức, chủ động và tự tin trong cuộc sống. Học là con đường ngắn nhất để biến ước mơ, hoài bão của mình thành hiện thực. Nếu không học, ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết về cuộc sống xung quanh, kết quả là công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Hơn nữa, thế giới mà ta đang sống luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra. Thế giới ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của xã hội ngày càng tăng, nếu không chịu khó học tập, ta sẽ không theo kịp bước tiến của thời đại và nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức. Bên cạnh đó, xung quanh ta có rất nhiều người luôn cố gắng, kiên trì học tập, nếu ta không nỗ lực học tập thì sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để khẳng định bản thân, tạo dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp của mình, đồng thời góp phần xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ. Học chính là chiếc chìa khóa duy nhất mở cửa cho tương lai tươi sáng mai sau.

Trong xã hội, cũng xuất hiện rất nhiều tấm gương sáng về lòng say mê học tập như: thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, trạng nguyên Nguyễn Hiền, Ngô Bảo Châu, Isaac Newton, Albert Einstein… Bên cạnh lời khuyên của Lê-nin, các danh nhân khác trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như: “Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn” – Trang Tử, “Bác học không có nghĩa là ngừng học” – Darwin,… Qua đó, ta thấy các tấm gương trong học tập cùng với các câu nói của các danh nhân đã làm tăng thêm giá trị chân lí về lời nhận định của Lê-nin.

Lời dạy của Lê-nin rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vậy để thực hiện lời dạy của Lê-nin thì phải làm thế nào? Trước hết, chúng ta cần phải hoàn thành tốt những chương trình mà ta học ở trường, lớp. Bên cạnh đó, còn phải mở mang tầm hiểu biết của mình bằng cách tiếp thu thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như đọc thêm sách báo, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, thầy cô… như thế sẽ luyện cho ta một nguồn tri thức sâu rộng, toàn diện hơn, khắc phục được những khiếm khuyết và hoàn thiện bản thân. Nhưng quan trọng nhất, là “học” phải đi đôi với “hành”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến giá trị của sự học. Trong trường học, cũng có không ít những bạn học sinh lười biếng, ham chơi, không lo học hành, thậm chí vì cái lợi ích trước mắt mà từ bỏ con đường học vấn của mình. Cũng có những bạn tự kiêu, mãn nguyện với những gì mình đã đạt được mà ngủ quên trên chiến thắng. Nhưng chuyện học cũng như con thuyền ngược nước, nếu không tiến thì ắt nó sẽ lùi, những người như thế sẽ tự hủy hoại đi tương lai của bản thân và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, lúc đó dù có hối hận cũng đã muộn màng. Vì thế, là học sinh, chúng ta cần chăm chỉ học tập để nâng cao kiến thức, để theo kịp nhịp tiến của xã hội. Chúng ta phải biết học tập là con đường mở ra cho một chân trời tươi sáng, giúp ta làm chủ tương lai.

Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin mang đến một giá trị nhân văn lớn cho nhân loại. Câu nói trên chính là lời khẳng định về tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống của chúng ta. Chỉ có học mới có thể giúp ta thành công, có được một vị trí trong xã hội. Và nó luôn là ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối chúng ta bước đến đài vinh quang của nhân loại.

nguyệt nguyễn
5 tháng 5 2017 lúc 20:51

Có rất nhiều con đường để thành công, một trong những con dường quan trọng giúp ta chạm đến đích của thành công dó là học tập. Chính vì thế vị lãnh tụ của Liên Sô cũ đã khuyên con cháu đời sau rằng : " Học, học nữa, học mãi. "

Để hiểu được nội dung của câu nói này trước hết ta phải hiểu học là gì? Học là một quá trình thú nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học nữa là học hết trình độ này chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó từ phạm vị hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để có cơ hội trau dồi tri thức và trình độ hiểu biết của mình. Còn học mãi là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình học mãi dể tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Vây lời khuyên của Lê Nin muốn nói rằng ; Ta phải luôn luôn học, học không bao giờ là thừa

Cuộc sống không ngừng trôi chảy và có bao nhiêu việc phải làm. Thế nhưng tại sao ta cũng phải học, học nữa, học mãi ? Bởi vì trước hết kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta dành hết cả cuộc đời cũng không sao tìm hiểu hết. Nhưng nếu ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so viớ sự phát triển nói chung. Thế nên có thể tồn tại trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ này một cách vững vàng và có ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bản thân mình

Và một người , nếu không chịu khó học tập, không nhận ra chân lý của việc học, bỏ qua cơ kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tư tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chám. Ngược lại, một người nếu biết cố gắn nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tíc lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ , thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ dó dối với họ là mỗi trải nghiệm mới không bao giờ cũ.

Bác Hồ kính yêu đã có câu : học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời. Hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin : đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối. Qua đó ta thấy những câu nói của các danh nhân nổi tiếng về việc học không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Qua đó ta thấy câu nói của Lê Nin rất đắn, theo em nghĩ chính Lê Nin cũng muốn các nước cùng phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

Hà Nguyễn Trần Ha
10 tháng 5 2017 lúc 8:48

rong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

chúc bạn học tốt

Phạm Thảo Vân
11 tháng 3 2018 lúc 18:39

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

nguyễn đức Tài
2 tháng 5 2018 lúc 19:26

học, học nữa, học mãi

giải thích: vì thế giới chúng ta ngày ngày càng ra nhiều kiến thức mới mà kiến thức khối khổng lồ luôn có những kiến thức mới được sinh ra nên chúng ta cần phải học, học nữa, học mãi

chúng bạn làm bài tốt nha


Các câu hỏi tương tự
Ngân Hoàng Trường
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Phạm Thiên Hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Thắng
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết
TOẢN
Xem chi tiết
Thư Nhã
Xem chi tiết