1. Mở bài : Giới thiệu về tục ngữ; giới thiệu câu tục ngữ.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
- Thương người, thương thân ?
- Ý nghĩa câu tục ngữ : Với kết cấu so sánh, câu tục ngữ khuyên con người cách sống, cách ứng xử vì mọi người – đây chính là đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc.
b. Bình luận
-Đánh giá:
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng : mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, thương yêu người khác.
Nỗi đau khổ của người – nỗi đau của mình
Đây không phải là mối quan hệ một chiều : Ai cũng thương người như thể thương thân thì trong xã hội sẽ phổ biến những mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đây chính là bài học quan trọng nhất được rút ra.
-Liên hệ, bình luận mở rộng:
Trong cuộc sống còn không ít những kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình: Hại người khác vì quyền lợi của mình (giẫm đạp lên quyền lợi, làm hại tính mạng người khác…)
Thờ ơ, bình thản trước đau khổ của người khác.
Nêu gương sáng về những người có lối sống cao đẹp:
Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế….
c. Bài học có thể rút ra: không gây điều ác; quan tâm đến người khác đặc biệt là những người hoạn nạn.
3. Kết bài -Khẳng định lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc
- Mỗi người cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.