Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phương Mai

Giải thích câu ca dao

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người tỏng 1 nước phải thương nhau cùng

Bích Ngọc Huỳnh
15 tháng 3 2018 lúc 17:56

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Bích Ngọc Huỳnh
15 tháng 3 2018 lúc 17:57

Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" .

Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “

Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.

Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống
.

Lê Thị Thanh Hoa
24 tháng 3 2018 lúc 21:24

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
"Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
"Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.
Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.
Tại sao "Người trong một nước phải thương nhau cùng?" - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai 'Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

"Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ TỔ mồng Mười tháng Ba".
Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc. Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.
Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng "
Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh". Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

P/s: Tham khảo nhóe. Chúc bạn học tốt

Đạt Trần
24 tháng 3 2018 lúc 22:31

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Phạm Thu Thủy
14 tháng 3 2018 lúc 21:16

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Phạm Thu Thủy
14 tháng 3 2018 lúc 21:16

Một trong những nội dung chủ yếu của ca dao là lối sống giàu tình nặng nghĩa của dân tộc ta. Chính tình thương yêu đùm bọc của người trong một nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, được thể hiện qua câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao trên như thế nào?

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” ; nhiễu điều là tấm nhiễu đỏ, chiếc gương soi bằng đồng bóng loáng được đỡ bởi giá gương. Đó là vật dụng trong phòng trang điểm của những tiểu thư khuê cát ngày xưa. Tấm nhiễu đỏ phủ trên giá gương sẽ tôn lên vẻ đẹp sang quý của tấm gương. Ngược lại, chiếc gương sáng cũng làm tăng vẻ rực rỡ của tấm nhiễu điều.

“Người trong một nước phải thương nahu cùng” ; từ hình ảnh của nhiễu điều phủ lấy giá gương câu ca dao ngụ một lời khuyên: người trong một nước phải thương nhau cùng tức là phải thương yêu, đoàn kết với nhau. Lòng thương yêu đùm bọc, tình đoàn kết đồng bào ruột thịt sẽ tạo nên cuộc sống an vui cho cộng đồng , bảo vệ được nền độc lập cho dân tộc.

Bỡi lẽ, lời khuyên về nghĩa tình đồng bào , tình đoàn kết nói trên mang những giá trị tình cảm, đạo đức to lớn. Trong cuộc sống đời thường mọi người phải đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khi gặp cơ nhỡ, hoạn nạn:

Lá lành đùm lá rách

Thực vậy, xuất phát từ cùng nguồn cội, tổ tiên, người trong một nước cần chung lưng đấu cật để xây dựng và phát triển đời sống cộng đồng

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử dựng nước và giữ nước. mỗi người đều có thể tạo cho mình một tài sản,.một ngôi nhà. Nhưng mọi người đều có cùng tài sản chung, ngôi nhà chung đó là đất nước, là dân tộc. khi tài sản chung ấy mất đi thì không tài sản riêng nào có thể tồn tại được. cho nên công cuộc bảo vệ đất nước không thể do một người hay một nhóm người nào làm nổi. lịch sử mấy ngàn năm giữ nước của ông cha ta là một biểu hiện sinh động về bài học đoàn kết dân tộc để giữ nước.

Từ chiến thắng quan nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân thời trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tập hợp nhân dân bốn cõi một nhà đến đoàn quân áo vải Tây Sơn quyets sạch mấy mươi vạn quân thanh ra khỏi bờ cõi, tất cả đều do sức mạnh đoàn kết muôn người như một của dân tộc ta.

Từ khi lãnh đạo các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,bác Hồ đã chủ trương :

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Cho nên nhân dân ta đã đạt từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.

Bài học đã đi vào ca dao là bài học dduocj đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta từ lâu đời, có giá trị thực tiễn to lớn. nghĩa tình đồng bào, tình đoàn kết chứa đựng trong câu ca dao trên là bài học lớn nhất của dân tộc qua mấy ngàn năm lịch sử giữ nước và dựng nước mà chúng ta cần luôn luôn tâm niệm.

Phạm Thu Thủy
14 tháng 3 2018 lúc 21:17

Nhân dân Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp, ngay từ xưa tới nay chúng ta đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt trong cuộc sống người xưa đã từng nói: lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, và đặc biệt câu tục ngữ: nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng đã thể hiện rõ điều đó.

Mỗi con người Việt Nam đều mang trong mình chung một dòng máu của con Rồng cháu tiên chúng ta lên tự hào vì dòng máu hào hùng của dân tộc Việt Nam, dù thế nào chúng ta cũng cần phải giúp đỡ đùm bọc và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống này, dù là khác gia đình, khác dòng tộc, khác dân tộc chúng ta cũng cần phải đoàn kết với nhau để thực sự trở thành những người có ích cho xã hội, truyền thống đoàn kết của dân tộc đã xuất hiện từ rất lâu đời như xưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mỗi chúng hãy sống đoàn kết và đùm bọ lẫn nhau để chúng ta thực sự trở thành 1 dân tộc giàu mạnh có sức mạnh và có sự đoàn kết chúng ta mới có những con người lớn của dân tộc được.

Dù nghèo đói hãy giàu sang chúng ta cũng cần phải giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, đừng vì những đẳng cấp xã hội mà chê bai và có những hành động không tốt đối với bạn bè và dân tộc của mình, những người giàu phải tương trợ và giúp đỡ những người nghèo cùng sống và giúp họ vươn lên trong cuộc sống này, lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Trong học tập chúng ta cần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập trong cuộc sống chúng ta giúp đỡ nhau cùng sống tốt và giúp học vươn lên sự nghèo đói. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng mà xen vào đó là cả những hoạn nạn và khó khăn, con người đều phải qua lúc này và lúc khác nếu con người biết giúp đỡ nhau thì sẽ tạo ra một xã hội có sự cấu kết mạnh mẽ và thật sự trở thành niềm tin và những hoài niệm lớn của dân tộc được. Ngoài làng nghĩa xóm cần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, khi ôm đau bệnh tật có thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, cùng chung tay góp sức vì một cuộc sống thân thiện và tốt đẹp là người dân Việt Nam, chúng ta luôn luôn tự hào vì những truyền thống của dân tộc, sự đùm bọc và giúp đỡ nhau trong khó khăn, tương trợ tương thân tương ái lá lành đùm lá rách, bàu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chúng một giàn, đều là người dân Việt Nam, đều mang một dòng máu con rồng cháu tiên, đều có một nét đẹp truyền thống văn hóa chúng, chúng ta cần phát huy những truyền thống đó để có thể trở thành những người dân thật sự tốt và những con người có tình đoàn kết với nhau được.

Sự tương thân tương ái đó thể hiện ở các hành động như các chương trình tết ấm tình thương và các chương trình quyên góp vì người nghèo đã giúp chúng ta nhận ra những hành dộng cáo đẹp của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì con người Việt Nam, có những truyền thống đáng tự hào như vậy, chỉ có những con người luôn có tinh thần giúp đỡ và che trở cho người khác sẽ tạo nên những con người hoàn toàn tốt và những con người có tấm lòng vị tha. Một dân tộc có bề dầy lịch sử chúng ta luôn tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc mình, muốn phát triển trong một môi trường nào chúng ta cũng cần phải học và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình được có như vậy mới giúp chúng ta thành những công dân tốt.

Nhiều công dân lại có xu hướng phản động câu kết với những thế lực xấu để chia rẽ và gây xung đột mất đoàn kết trong nhân dân chúng ta cần lên án và có những hành động quyết liệt đối với những cá nhân đó.

Câu nói của ông cha ta thật đúng, nó là bài học quý báu cho mỗi chúng ta để trở thành những con người tốt trong xã hội chúng ta cần phải đoàn kết tương trợ và tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

Bích Ngọc Huỳnh
15 tháng 3 2018 lúc 17:56
BÀI LÀM 1 ​



Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”​



Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt
đẹp đó.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
marian
Xem chi tiết
Kurumi Tokisaki
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Đặng Hiếu
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết