Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Thị Bích Thủy

Giải thích các câu tục ngữ sau:

a, Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

c, Cái nết đánh chết cái đẹp.

d, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 16:48

Giải thích các câu tục ngữ sau:

a, Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

c, Cái nết đánh chết cái đẹp.

Cái nết tức tính cách con người, đức độ con người, lòng nhân , lòng tự trọng, cách ăn ở của con người với hàng xóm bà con thân thuộc, lễ phép với bề trên, biết kính già yêu trẻ, nhường nhịn không cay cú ăn thua...Đó là cái nết đẹp. Còn cái đẹp ở đay muốn nói là sắc đẹp, nếu bạn có sắc đẹp mà không có nết đẹp thì sớm muộn gì mọi người cũng xa lánh bạn, khi nhìn thấy bạn dù xinh đẹp lộng lấy nhưng người ta vẫn thấy khó chịu khi bạn có mặt. Vì vậy cổ nhân mới nói"cái nết đánh chết cái đẹp" hay "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn đề cao phẩm chất hơn ngoại hình.

d, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi đã chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc và làm công việc đó một cách chãm chỉ, tận tâm, đạt đến độ tinh thông trong công việc và yên tâm, bằng lòng với nghề nghiệp của mình, không nên "đứng núi này trông núi nọ", không yên tâm, hay thay đổi công việc, nghề nghiệp mà thiếu sự chuyên tâm vào một nghề cụ thể.

Ngố ngây ngô
8 tháng 1 2019 lúc 16:27

Giải thích các câu tục ngữ sau:

a, Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Thành ngữ (Nghĩa đen) Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài. (Nghĩa bóng) Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.

c, Cái nết đánh chết cái đẹp.

nết na, hiền dịu, vẻ đẹp nội tâm nói chung sẽ chiếm được cảm tình của người ta hơn là bề ngoài đẹp đẽ mà hư hỏng, mất nết (một quan niệm đạo đức).

d, Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

làm 1 việc cho giỏi còn hơn làm nhiều việc mà chẳng ra làm sao


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Hằng Nga giáng trần
Xem chi tiết
Trần Ngọc Hoa
Xem chi tiết
Phạm Công Thành
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết