Bài 2: Xác định từ ghép trong các câu, đoạn sau và cho chúng vào bảng phân loại:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c.Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
d.“ Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây bàng, cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác....Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.”
TGDL: a._____ b._____ c._____
TGCP: a._____ b._____ c._____
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
( Trích Ngữ văn 7 – Tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Tìm hai từ ghép, hai từ láy có trong đoạn trích trên?
Câu 4: Giải nghĩa các từ: thanh nhã, tinh khiết. Một thức quà thanh nhã và tinh khiết mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Nêu nguồn gốc của thức quà đó?
Câu 5: Em hãy viết đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn văn trên. Gạch chân một từ ghép, một quan hệ từ có trong đoạn văn.
Câu 6: Từ nội dung của văn bản có chứa đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về ý kiến: Lớp trẻ cần biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.
giúp mik nhoa !
… “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà dám xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”
1. Qua đoạn văn trên em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ của mình.
Cho câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân.”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
d. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bày những suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu tục ngữ trên trong cuộc sống ngày nay. Trong đoạn văn có sử dụng một câu rút gọn. (Gạch chân và chú thích rõ)
Cho câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân.”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
cho bài ca dao sau đây :
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về trời❕
1.nêu 2 phương thức biểu đạt có trong đoạn
2.chỉ và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ
3.tìm và giải nghĩa 1 từ láy
4.Xác định(tìm) các từ ghép có trong bài
5.nêu nội dung chính của bài
6.viết 1 đoạn văn biểu cảm về vẻ đẹp của người con gái trong bài
c đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: “….Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông…” (Trích Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Chỉ ra phép điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc dùng phép điệp ngữ. (1,5 điểm) Xác định từ láy trong đoạn thơ. (1 điểm) Đặt câu với từ láy vừa tìm được. (0,5 điểm
Thay đổi góc nhìn
Theo em, chiếc ô tô đang đậu ở số mấy?
Thật khó phải không? 16 - 06 - 68 - 88 - ? - 98. Dường như bãi đậy xe này đánh số không theo một quy tắc nào cả.
Không phải thế đâu. Chỉ cần quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời.
Cũng như vậy, trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị.
Em có đồng ý như vậy không? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn.
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Nguyễn Đình Thi
Thể thơ: Lục bátThời kỳ: Hiện đại3 bài trả lời: 3 thảo luận24 người thíchTừ khoá: đất nước (113) Việt Nam (47) quê hương (251) thơ sách giáo khoa (552) Chia sẻ trên Facebook Trả lời In bài thơ Một số bài cùng từ khoá- Nghe chèo, đêm xa quê (Bế Kiến Quốc)- Quê cũ (Nguyễn Lãm Thắng)- Những buổi chiều Việt Nam (Quách Thoại)- Người ta đi cấy lấy công (I) (Khuyết danh Việt Nam)- Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân) Một số bài cùng tác giả- Đất nước- Lá đỏ- Nhớ- Quê hương Việt Bắc- Mùa thu vàngĐăng bởi Vanachi vào 24/08/2005 05:06, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 15/03/2006 12:26
Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùnĐất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưaViệt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chungĐất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
1 Tronh khổ thơ thơ đầu hình ảnh đất nước VN được miêu tả như thế nào?
a)bao la,rộng lớn
b) Thanh bình, hiền hòa
c) Tươi đẹp, thanh bình
2. Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên tấm ân tình chung thủy của người Việt Nam
a) Mắt đen long lanh
b) yêu trọn tấm tính thủy chung
c) cả a và b
3. Những từ ngữ nào cho biết người dân Việt Nam rất tài hoa
a) trăm nghề, trăm vùng đất, tay người phép tiên
B) khách phương xa tìm xem , tre lá cũng có đề thơ
c) trăm vùng đất, trăm nghề, tay người, phép tiên, dệt thơ cả trên tre là
4. Vẻ đẹp nào cả đất nước được thể hiện qua 2 câu thơ mở đầu khổ 3
a) Thiên nhiên, hoa trái
b) Nắng vàng, trời xanh
c) hoa thơm , trái ngọt
5. dòng nào dưới đây gồm những từ đồng nghĩa với từ "hiền" ( trong câu " Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa")
a) Hiền hòa , hiền hậu,hiền lành,nhân hậu ,nhân từ
b) Hiền lành ,nhân nghĩa, nhân hậu, thương người
c) Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, nhân từ, từ thiện