Học kì 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Tiểu Băng

giải nghĩ câu tục ngữ nhiều no ít đủ

ăn lấy chắc mặc lấy bền

chín bỏ làm mười

đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại

Hoàng Thúy An
18 tháng 12 2017 lúc 19:53
Chín bỏ làm mười: là sự bỏ qua, châm trước cho nhau, không cần tính toán chi li, rõ ràng.
Câu này thường được nói là: Thương nhau chín bỏ làm mười, ý nói khi đã thương yêu nhau, quý mến nhau, thì có thể bỏ qua những sự việc dù có thể chưa đúng, và vun vén cho nhau.
Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "lay Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị. Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.

Các câu hỏi tương tự
Dương Dương
Xem chi tiết
hoàng thanh trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Bùi Thu Phương
Xem chi tiết
Eun Junn
Xem chi tiết
duc ngo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết