Hướng dẫn soạn bài Chí Phèo (tác giả)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phụng Nguyễn Thị

Gía trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo

Thảo Phương
18 tháng 12 2019 lúc 18:21
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao (1915 - 1951) 2. Hoàn cảnh, xuất xứ của "Chí Phèo" 3. Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm. II. Giải thích khái niệm Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người. III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. 1. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. 2. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. 3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo). 4. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi. a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo - Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện + Khỏe mạnh về thể xác (anh canh điền khỏe mạnh). + Lành mạnh về tâm hồn: · “Một thằng hiền như đất”. · Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”. + Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. - Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm. + Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ. + Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng… của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng. + Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến - kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa. Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”. b. Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở - Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở. + Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình… Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo. + Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có. Kết luậnChí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó.
Khách vãng lai đã xóa
nqsan
20 tháng 12 2019 lúc 16:29

lol

Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 19:32

Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực của nước ta. Nhiều tác phẩm của ông trở thành kinh điển, bởi nó đã nói lên đời sống xã hội và đời sống nội tâm của tầng lớp lao động nghèo khổ trong xã hội.

Quan điểm sáng tác của Nam Cao đều thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo, sâu sắc của mình trong từng tác phẩm. Trong đó, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyện cực kỳ thành công của tác giả, khi mà ông đã phản ánh thành công, chân thực bản chất của xã hội phong kiến xưa.

Một xã hội mà những kẻ quyền hành, ác bá đã xô đẩy con người, tới đường cùng, đánh mất cả lương tri nhân cách của một con người.

Cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua cái nhìn cảm thông của tác giả với những số phận con người nông dân nghèo khổ. Trong đó, nhân vật Chí Phèo là một người nông dân lao động bản chất hiền lành chất phác, nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ được bác phó cối nhặt về nuôi, nhưng được vài năm thì bác phó cối chết nên, Chí Phèo phải đi ở đợ cho nhà Bá Kiến.

Bà ba nhà Bá Kiến nổi tiếng xinh đẹp nhưng lẳng lơ, nảy sinh tình ý với Chí Phèo. Bá Kiến vì lòng ghen tuông của mình nên đã tìm cách tống giam Chí Phèo vào tù. Hắn đi tù, chừng 7-8 năm rồi trở về làng với bộ dạng ba trợn, mặt mũi thì trông bặm trợn, nhấc nháo, răng nhuộm đen nay cạo trắng hớn, mất hết tính người.

Nhân vật Chí Phèo có sự xấu xí, nhếch nhác, là kẻ cùng đinh của xã hội nhưng trong phần nội tâm của hắn vẫn còn tính người. Sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở ở vườn chuối, bát cháo hành của Thị Nở lúc Chí Phèo bị ốm, đã cứu cuộc đời hắn. Thị Nở đã kéo hắn trở lại làm người.

Thị Nở đã khơi dậy những bản năng làm người, của Chí Phèo khơi dậy trong con người Chí Phèo bản năng làm người, ước muốn có một gia đình hạnh phúc. Có vợ có chồng những đứa trẻ con ra đời.

Chí Phèo cô đơn hắn ước mơ được có mái ấm gia đình có người thân bên cạnh mình. Đó chính là sự nhân văn của tác giả Nam Cao dành cho Chí Phèo. Đó chính là tình người, sự nhân văn cảm thông giữa tác giả và con người trong xã hội.

Lần đầu tiên Chí Phèo khóc tiếng cười nghe thật hiền lành. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm ác quỷ, gây ra rất nhiều tội ác, đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, hắn đã khóc, trước tình người ấm áp của Thị Nở dành cho mình.

Những âm thanh đó bỗng thức dậy sâu xa trong lòng nhân vật Chí Phèo như một tiếng kêu vô cùng tha thiết trong cuộc sống. Nó thể hiện được lòng nhân đạo của tác giả Nam Cao đối với nhân vật Chí Phèo.

Tác giả Nam Cao kết thúc kết thúc truyện ngắn của mình bằng cái chết của nhân vật chính Chí Phèo. Nhưng trước khi chết hắn đã giết tên Bá Kiến một tay cường hào ác bá, người đã dẫn tới những tấm bi kịch của Chí Phèo, đã cho Chí Phèo ngồi tù oan. Rồi sau khi ra tù, hắn đã mua chuộc dụ dỗ lôi kéo Chí Phèo làm tay sai cho mình, biến Chí Phèo thành kẻ mất lương tri, lòng lương thiện.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội những năm đó, khi Chí Phèo này chết đi lại có Chí Phèo khác xuất hiện. Khi Bá Kiến này chết đi thì con ông ta lại còn gian ác, hung bao, nham hiểm hơn rất nhiều. Một xã hội mà người nông dân luôn bị đè đầu cưỡi cổ, luôn bị những tầng lớp giai cấp bóc lột sẽ không bao giờ hết được.

Trong tâm hồn tưởng như đã chết dần, chai sạn hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện vẫn còn nên nó được Thị Nở khai sáng lương tri, khai sáng phần thiện lương của mình.

Tác giả Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đèn le lói hắt hiu, tiêu biểu của người lao động lương thiện, nên hắn bị đẩy tới đường lưu manh, dần dần bị tha hóa về tâm hồn.

Truyện ngắn "Chí Phèo" mang đậm giá trị nhân đạo vô cùng đặc sắc, thể hiện tấm lòng thương yêu của tác giả Nam Cao với người dân lao động khốn khổ. Nhân vật Chí Phèo còn là tiếng kêu ai oán, kêu cứu tha thiết của người bất hạnh. Chính những trang viết của nhà văn Nam Cao đã bảo vệ và đấu tranh cho quyền làm người, tính lương thiện trong con người nông dân chất phác.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Châu
Xem chi tiết
Lưn Lưnn
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Mai
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
trần tuyết đỏ
Xem chi tiết
Ngọc Lan
Xem chi tiết
hien nguyen
Xem chi tiết
Ly My
Xem chi tiết