Bài viết số 6 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cong Anh Le

GIÁ TRỊ CON NGƯỜI

Pa-xcan

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.

Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.

Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)

Câu 4.(1đ) Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận của con người?

Jancy Anh
21 tháng 12 2022 lúc 21:14

Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, ta rút ra bài học về cách nhìn nhận con người:

_Nhìn nhận con người thông qua giá trị tư tưởng mà người đó cống hiến và để lại.

_Không nên đánh giá và coi trọng con người thông qua giá trị vật chất hay vẻ ngoài.

_Trau dồi, rèn luyện bản thân để có tư tưởng lành mạnh, tích cực; trí tuệ giàu có, phong phú; lối sống nhân văn.


Các câu hỏi tương tự
Cong Anh Le
Xem chi tiết
グエン ハイ アイン
Xem chi tiết
Trương Gia Khánh
Xem chi tiết
Trương Gia Khánh
Xem chi tiết
Trương Gia Khánh
Xem chi tiết
Bich Hong
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Thiên Ân
Xem chi tiết
thái hoàng anh
Xem chi tiết
Nhoij
Xem chi tiết